Ngày 03/03/2020, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 01/2020/TT-BTP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều lệ của nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015. Nội dung chính của nghị định này về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kỹ và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Trong đó Điều 14 Chương III Thông tư 01/2020/TT-BTP có nếu rõ chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền chỉ được phép chứng thực trong 4 trường hợp. Sau đây, Luatvn.vn sẽ chỉ rõ các trường hợp chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền để giúp các cá nhân, tổ chức hiểu rõ hơn và tránh sai phạm. Các thông tin cần hỗ trợ, giải đáp trực tiếp hãy liên hệ cho chúng tôi qua số hotline 076 338 7788.

Ủy quyền là gì?
Trước khi đi vào các trường hợp chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được quy định tại Thông tư 01/2020/TT-BTP chúng ta cần hiểu rõ ủy quyền là gì và giấy ủy quyền là gì ?
Ủy quyền được hiểu là các cá nhân, tổ chức cho phép cá nhân, tổ chức khách có quyền đại diện mình quyết định và thực hiện một số hành động pháp lý nào đó và phải chịu trách nhiệm đối việc ủy quyền đó. Đồng thời, ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện. Nó còn là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại.
Để các hoạt động ủy quyền đảm bảo tuân thủ đúng quy định luật pháp, đầy đủ nội dung ủy quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời làm căn cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh thì ủy quyền sẽ được xác lập bằng văn bản. Văn bản này có thể là giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.
Giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền.
Việc lập giấy ủy quyền có 2 trường hợp xảy ra:
- Ủy quyền đơn phương, tức Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền.
- Ủy quyền có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền.

Các trường hợp chứng thực chữ kỹ trên giấy ủy quyền theo Thông tư 01/2020/TT-BTP
Theo đó, trong Thông tư 01/2020/TT-BTP nêu rõ chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền theo quy định tài khoản Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP như sau:
Việc thực hiện ủy quyền phải tuân thủ và thỏa mãn đầy đủ các điều kiện. Trong đó bao gồm không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền.
Theo quy định tại khoản 1 Điều này, việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong 4 trường hợp dưới đây:
- Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;
- Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;
- Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;
- Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.
Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Trên đây, Luatvn.vn đã chỉ rõ các trường hợp được phép chứng thực giấy ủy quyền theo Thông tư 01/2020/TT-BTP và Thông tư sẽ có hiệu lực từ ngày 20/04/2020. Tại Luatvn.vn, chúng tôi tư vấn và cung cấp đầy đủ giấy tờ hoặc hợp đồng ủy quyền năm 2020. Với đội ngũ luật sư chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong ngành, chúng tôi sẵn sàng đại diện các cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ và giải quyết các vấn đề liên quan tới pháp luật hiện hành.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN