Theo quy định pháp luật hiện hành thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có những quyền và nghĩa vụ gì? Nếu như bạn là những người chuẩn bị đến với chức danh người đại diện theo pháp luật của một doanh nghiệp nào đó thì hãy nên tìm hiểu rõ vấn đề pháp lý này trước khi thực hiện công việc để tránh những rủi ro pháp lý về sau.
Luatvn.vn cùng với đội ngũ luật sư, đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm tư vấn cho Quý khách hàng thông tin về quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp cũng như cung cấp dịch vụ thực hiện thành lập công ty/doanh nghiệp một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí. Hãy liên hệ với luatvn.vn số hotline/zalo: 0763387788 để được tư vấn miễn phí.
Mục lục
I. Cơ sở pháp lý:
– Luật doanh nghiệp 2014 do Quốc hội ban hành số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014.
– Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2015.
– Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật doanh nghiệp ngày 19 tháng 10 năm 2015.
II. Quy định pháp luật về Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp?
1. Khái niệm:
Theo quy định pháp luật thì:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp:
Căn cứ Điều 14 Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:
“Điều 14. Trách nhiệm của NĐD theo pháp luật của doanh nghiệp
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.
2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có nghĩa vụ như sau:
– Thứ nhất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
– Thứ hai, trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
– Thứ ba, thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.
Đồng thời tùy theo loại hình doanh nghiệp mà người đại diện có những quyền hạn gì phù hợp.
Chẳng hạn: đối với các loại hình công ty như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.
– Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu:
thì: Khoản 2 Điều 78 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về người đại diện của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu
“Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty”.
Do đó, người đại diện theo pháp luật sẽ có quyền hạn của một chủ tịch Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty.
– Đối với Công ty cổ phần :
Khoản 2 Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về người đại diện của Công ty cổ phần như sau:
“Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.”
Do đó, người đại diện theo pháp luật sẽ có quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
– Đối với Công ty hợp danh:
Điểm đ Khoản 4 Điều 179 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về người đại diện của Công ty hợp danh như sau:
“4. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các nhiệm vụ sau đây:
đ) Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác”
Do đó, người đại diện theo pháp luật sẽ có quyền của một Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc .
– Đối với Doanh nghiệp tư nhân:
Khoản 4 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về người đại diện của Doanh nghiệp tư nhân như sau:
“Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”.
Do đó, người đại diện theo pháp luật sẽ có quyền của một chủ doanh nghiệp tư nhân.
Trên đây là những thông tin về quy định pháp luật doanh nghiệp chuẩn xác nhất, hy vọng đây là thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Nếu có khó khăn, vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Luatvn.vn 0763.387.788
BÀI VIẾT LIÊN QUAN