Ai là người được phép mở nhóm trẻ độc lập tư thục? Những tiêu chuẩn nào để đứng tên làm chủ nhóm trẻ tư thục? Nhiệm vụ và quyền hạn của người mở nhóm trẻ đến đâu? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp bằng quy định của pháp luật. Mời bạn cùng Luatvn.vn tìm hiểu ở bài viết sau:
Mục lục
Căn cứ pháp lý:
Thông tư 13/2015/TT-BGDDT về quy chế tổ chức hoạt động trường mầm non tư thục
Ai là người được phép mở nhóm trẻ độc lập tư thục?
Theo Điều 15 Thông tư 13/2015/TT-BGDDT về quy chế tổ chức hoạt động trường mầm non tư thục quy định tiêu chuẩn chủ nhóm trẻ độc lập tư thục như sau:
Ai mở nhóm trẻ?
Chủ nhóm trẻ độc lập tư thục là người đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ độc lập tư thục.
Tiêu chuẩn:
a) Cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ độc lập tư thục là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Phẩm chất, đạo đức tốt.
c) Sức khỏe tốt.
d) Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.
Theo đó bạn phải có bằng tốt nghiệp trung học trở lên và có chứng chỉ nghiệp vụ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục thì bạn mới có thể mở lớp mẫu giáo, nhóm trẻ tư thục.
Nhiệm vụ và quyền hạn khi bạn là chủ nhóm trẻ độc lập tư thục như sau:
Nhiệm vụ:
+ Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và phòng giáo dục và đào tạo về hoạt động của nhóm trẻ độc lập tư thục do mình quản lý.
+ Chỉ đạo, điều hành hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhóm trẻ độc lập tư thục.
+ Đảm bảo an toàn cho trẻ em, giáo viên và nhân viên trong nhóm, lớp.
+ Đầu tư và quản lý cơ sở vật chất thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ của nhóm, lớp theo quy định.
+ Có trách nhiệm trả tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chi phí khác cho giáo viên, nhân viên.
+ Có kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ và thực hiện chế độ nghỉ hè, nghỉ lễ cho giáo viên, nhân viên theo quy định của nhà nước.
+ Công khai các nguồn thu, thực hiện thu chi tài chính theo quy định hiện hành.
Quyền hạn:
+ Được ký hợp đồng lao động với giáo viên, nhân viên theo quy định.
+ Giám sát giáo viên trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.
+ Được làm giáo viên giảng dạy nếu đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
+ Được phép thỏa thuận mức học phí với phụ huynh.
+ Được tham gia các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý.
Cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động của nhóm trẻ
Ngoài ra, bạn phải đáp ứng được cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động của nhóm trẻ độc lập theo Điều 14 Thông tư 13/2015/TT-BGDDT như sau:
Điều 14. Cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động của nhóm trẻ độc lập tư thục
Nhóm trẻ độc lập tư thục có cơ cấu, tổ chức đảm bảo các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định tại. Điều lệ trường mầm non và phù hợp với điều kiện, quy mô của nhóm, lớp.
Trẻ em trong nhóm trẻ độc lập tư thục được tổ chức theo quy định tại. Điều 13 Điều lệ trường mầm non. Số trẻ em trong một nhóm trẻ độc lập tư thục có không quá 50 (năm mươi) trẻ.
Điều kiện, thủ tục đăng ký thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ, giải thể hoạt động giáo dục của nhóm trẻ độc lập tư thục. Được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ trường mầm non.
Đối với những nơi mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa trẻ tới trường, lớp. Các cá nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ của phụ huynh và phải đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp xã.
a) Điều kiện đăng ký hoạt động:
– Số lượng trẻ em trong nhóm trẻ tối đa là 07 (bảy) trẻ.
– Người chăm sóc trẻ có đủ sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm. Đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định.
– Cơ sở vật chất phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu như sau:
+ Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ có diện tích tối thiểu là 15m2. Bảo đảm an toàn, thoáng, mát, đủ ánh sáng, sàn nhà láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ. Có cửa ngăn cách với các khu vực khác.
+ Có đồ dùng, đồ chơi an toàn, phù hợp lứa tuổi của trẻ.
+ Có đủ đồ dùng cá nhân phục vụ trẻ ăn, uống, ngủ, sinh hoạt và các thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Có đủ nước chín cho trẻ uống hàng ngày.
+ Có phòng vệ sinh và thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ. Có đủ nước sạch cho trẻ dùng.
– Có bản thỏa thuận với phụ huynh về việc nhận nuôi dưỡng, chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm trẻ.
– Có tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ.
b) Cá nhân có văn bản đăng ký hoạt động nhóm trẻ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trong văn bản nêu rõ các điều kiện theo quy định tại điểm a, khoản này và cam kết đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm trẻ.
Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo tổ chức kiểm tra (thường xuyên, đột xuất) hoạt động của các nhóm trẻ độc lập tư thục, nhóm trẻ quy định tại khoản 4 Điều này trên địa bàn. kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm và đình chỉ các nhóm, lớp không đảm bảo các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.”
Như vậy, nếu bạn muốn đăng ký mở nhóm trẻ tư thục độc lập thì phải đáp ứng được các yêu cầu trên. Sau đó chuẩn bị giấy đề nghị thành lập nhóm trẻ tư thục độc lập, các văn bằng, chứng chỉ giáo viên gửi Ủy ban nhân dân xã, phường.
Trên đây là hướng dẫn các quy định liên quan đến việc ai là người được phép mở nhóm trẻ. Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ trọn gói thủ tục mở nhóm trẻ của Luatvn.vn. Hãy liên hệ với Luatvn.vn qua số Hotline/Zalo: 076 338 7788 để được tư vấn miễn phí và báo giá hợp lý nhanh chóng nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN