Tư vấn mở trường mầm non cho cá nhân

Với sự phát triển mạnh mẽ về dân số, ngày nay nhu cầu mở các trường mầm non dân lập, tư thục đang ngày càng tăng cao. Nếu bạn đang muốn có nhu cầu này nhưng đứng dưới danh nghĩa cá nhân chứ không muốn mở công ty thì bạn có thể xem tư vấn mở trường mầm non cho cá nhân của Luật VN trong bài viết dưới đây.

Điều kiện để cá nhân mở trường mầm non tư thục

Nếu bạn là cá nhân và không muốn mở Công ty thì cần phải thành lập hộ kinh doanh (nếu có 10 lao động trở xuống) thì mới có thể mở trường mầm non tư thục.

Theo nghị định 78/2015/NĐ-CP, Điều 66 Hộ kinh doanh thì:

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể căn cứ vào quy định tại điều 71 nghị định 78/2015/NĐ-CP bao gồm :

– Đơn đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể ( phụ luc III-1 ban hành kèm theo thông tư 20/2015/TT-BKHĐT );

– Chứng minh thư nhân dân có chứng thực của chủ hộ kinh doanh cá thể;

– Hợp đồng thuê nhà nếu địa điểm kinh doanh đi thuê.

Sau khi hoàn thiện hồ sơ, bạn gửi lên cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp quận nơi bạn dự định đặt địa điểm kinh doanh.

Tư vấn về điều kiện thành lập trường mầm non tư thục

Tư vấn về điều kiện thành lập trường mầm non tư thục
LUẬT VN TƯ VẤN MỞ TRƯỜNG MẦM NON CHO CÁ NHÂN

1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập trường mầm non tư thục

Theo quy định tại Khoản 1,2 Điều 7- Thông tư số 28/2011/TT-BGDĐT về thẩm quyền cho phép thành lập và cho phép hoạt động giáo dục nhà trường, nhà trẻ tư thục thì:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục;

– Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục;

Do vậy, để trường mầm non tư thục có thể hoạt động hợp pháp, bạn cần phải thực hiện hai bước và phải có được hai giấy phép:

– Xin phép thành lập trường mầm non tư thục: cơ quan giải quyết là UBND cấp huyện.

– Xin phép hoạt động giáo dục trường mầm non tư thục: cơ quan giải quyết là Phòng Giáo dục và đào tạo thuộc UBND cấp huyện.

2. Điều kiện để trường mầm non tư thục được phép thành lập
Theo điều 3 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục quy định về Điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục như sau:
1. Có đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.

2. Điều kiện để trường mầm non tư thục được phép hoạt động giáo dục

Theo văn bản số 04/VBHN-BGDĐT – Điều 10. Điều 10. thì điều kiện cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục là;

a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ;

b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Chương IV của Điều lệ này, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

c) Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;

d) Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;

đ) Có Chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

e) Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 22, Điều 24 của Điều lệ này;

g) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

h) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.

3. Điều kiện về xây dựng nhà trường

Theo Điều 27, Văn bản số: 04/VBHN-BGDĐT, nhà trẻ tư thục cần đáp ứng các điều kiện sau:

1. Vị trí địa lý: Nhà trường, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ; đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.

2. Độ dài đường đi của trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ: đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư, khu vực ngoại thành, nông thôn không quá 1 km; đối với vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không quá 2km.

3. Diện tích khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ gồm: diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu 12m2 cho một trẻ đối với khu vực đồng bằng, trung du; 8m2 cho một trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và núi cao.

Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích sử dụng đất bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm lập đề án báo cáo việc sử dụng diện tích thay thế và phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt

4. Khuôn viên của nhà trường, nhà trẻ: Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài bằng gạch, gỗ, tre, kim loại hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng rào, cổng chính của nhà trường, nhà trẻ có biển tên nhà trường, nhà trẻ theo quy định tại Điều 7 của Điều lệ này.

5. Cơ cấu khối công trình:

a) Yêu cầu chung

– Các công trình phải đảm bảo đúng quy cách về tiêu chuẩn thiết kế và các quy định về vệ sinh trường học hiện hành.

– Bố trí công trình cần đảm bảo độc lập giữa khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo với khối phục vụ; Đảm bảo an toàn và yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi; Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố và hệ thống phòng cháy chữa cháy.

– Đảm bảo điều kiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận sử dụng.

b) Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được xây dựng tương ứng số nhóm, lớp theo các độ tuổi của nhà trường, nhà trẻ, đảm bảo mỗi nhóm, lớp có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em riêng. Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em gồm:

– Phòng sinh hoạt chung;

– Phòng ngủ;

– Phòng vệ sinh;

– Hiên chơi.

c) Khối phòng phục vụ học tập: phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng.

d) Khối phòng tổ chức ăn: khu vực nhà bếp và kho.

e) Khối phòng hành chính quản trị gồm:

– Văn phòng trường;

– Phòng hiệu trưởng;

– Phòng phó hiệu trưởng;

– Phòng hành chính quản trị;

– Phòng Y tế;

– Phòng bảo vệ;

– Phòng dành cho nhân viên;

– Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;

– Khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên.

6. Sân vườn: Gồm sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi – cây xanh.

Trên đây là một số tư vấn mở trường mầm non tư thục của Luật VN. Nếu bạn cảm thấy làm thủ tục này quá rườm rà và mất thời gian, hãy liên hệ ngay với Luật VN. Chúng tôi sẽ cung cấp Dịch vụ thành lập trường mầm non tư thục trọn gói và đại diện giao dịch với cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền để đẩy nhanh việc cấp giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ cho khách hàng. Mọi vấn đề vướng mắc Quý khách vui lòng liên hệ với Luật VN để được tư vấn và hướng dẫn miễn phí. Hotline tư vấn 24/7: 076 338 7788

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788