Khi quyết định kinh doanh, nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp là băn khoăn của rất nhiều người. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu nhược điểm nhất định và để đưa ra sự lựa chọn chính xác nhất, chúng ta cần nắm rõ ưu, nhược điểm để cân nhắc loại hình nào phù hợp nhất. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi xin tổng hợp những ưu nhược điểm của hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân trong bài viết dưới đây. Mời quý khách tham khảo để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Tư vấn nhanh qua Hotline: 076 338 7788
Mục lục
So sánh hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân
Trước khi quyết định xem xét nên thành lập hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp tư nhân chúng ta cần phải nắm bắt được sự khác nhau giữa 2 loại hình kinh doanh này. Từ đó, đối chiếu với tình hình thực tại của cá nhân, tập thể xem sự phù hợp ở mức nào, với loại hình nào.
Về quy mô kinh doanh
- Doanh nghiệp tư nhân: Không bị giới hạn về quy mô, vốn, địa điểm đặt trụ sở kinh doanh, được phép xuất khẩu, nhập khẩu.
- Hộ kinh doanh: Quy mô nhỏ, địa điểm kinh doanh có nhiều hạn chế, phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh
Về số lượng lao động
- Doanh nghiệp: Không hạn chế
- Thành lập hộ kinh doanh: Giới hạn nhân công không quá 10 người
Về điều kiện kinh doanh
- Doanh nghiệp tư nhân: Phải đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và có con dấu
- Hộ kinh doanh: Đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu
Về chế độ trách nhiệm
- Doanh nghiệp tư nhân: Chịu trách nhiệm vô hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty
- Hộ kinh doanh: Chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của hộ kinh doanh
Ưu, nhược điểm của việc thành lập hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân
Dựa vào quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật doanh nghiệp về đăng ký kinh doanh, những ưu nhược điểm của mỗi loại hình kinh doanh như sau:
Thành lập hộ kinh doanh
Ưu điểm
- Quản lý hoạt động kinh doanh đơn giản, phù hợp với cá nhân hoặc nhóm cá nhân muốn khởi nghiệp, kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ
- Không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai
- Không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà chỉ cần nộp thuế Thu nhập cá nhân (với thuế suất từ 5% – 35%)
- Chế độ kế toán đơn giản, dễ khai báo, chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm
- Đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện
Nhược điểm
- Chỉ được phép thành lập duy nhất một hộ kinh doanh tại một địa chỉ
- Không được thành lập chi nhánh
- Sử dụng tối đa 10 lao động
- Không có tư cách pháp nhân, chủ cơ sở phải dùng toàn bộ tài sản của mình để trả nợ nếu thua lỗ
- Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 hộ kinh doanh
Thành lập doanh nghiệp tư nhân
Ưu điểm
- Dễ dàng quản lý
- Có thể kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau
- Không giới hạn số lượng lao động
- Chủ doanh nghiệp tư nhân không phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho các khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Nhược điểm
- Phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (mức cố định 25% thu nhập)
- Chỉ được thành lập duy nhất 1 doanh nghiệp tư nhân
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp do không có tư cách pháp nhân
Như vậy, chúng ta có thể tùy ý lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với mong muốn của mình. Tuy nhiên nếu có nhu cầu phát triển và mở rộng mô hình kinh doanh sau này thì nên thành lập công ty. Nếu quy mô kinh doanh không lớn, chỉ buôn bán tại gia đình thì thành lập hộ kinh doanh lại là mô hình phù hợp bởi quy mô nhỏ gọn nên chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản hơn rất nhiều so với doanh nghiệp.
Bài viết trên đây đã đưa ra những ưu, nhược điểm và một số đặc điểm cơ bản để so sánh giữa việc thành lập hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích để quý khách cân nhắc thấu đáo, đưa ra quyết định sáng suốt khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật của luatvn.vn để được giải đáp.
Xem thêm: Suy thoái kinh tế năm 2020 và những biến động trong đại dịch Covid-19
BÀI VIẾT LIÊN QUAN