Kinh doanh nông sản được xem là thế mạnh trong thời điểm cánh cửa giao thương giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới được mở rộng. Nếu bạn đang băn khoăn về việc kinh doanh nông sản cần giấy tờ gì và phải đáp ứng những điều kiện gì thì những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.
Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0763.387.788 – Email: luatvn.vn02@gmail.com để được luật sư tư vấn
Mục lục
Điều kiện để kinh doanh nông sản tại Việt Nam
Trước khi trả lời cho câu hỏi kinh doanh nông sản cần giấy tờ gì, chúng tôi xin làm rõ những điều kiện để được kinh doanh nông sản tại Việt Nam. Bởi phải đảm bảo được những điều kiện theo quy định của pháp luật thì bạn mới có thể tiến hành làm các thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh. Cụ thể như sau:
- Có địa điểm phù hợp, đảm bảo tiêu chuẩn
- Được thành lập hợp pháp
- Có giấy đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận ATVSTP
- Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phù hợp quy trình kỹ thuật sản xuất của mỗi mặt hàng
- Có nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật, đủ năng lực, trình độ
Kinh doanh nông sản cần giấy tờ gì?
Giấy phép kinh doanh
Giấp phép đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc cần phải làm đầu tiên đối với các cơ sở kinh doanh nông sản. Vì chỉ khi có được loại giấy phép này thì cơ sở của bạn mới có thể hoạt động. Để được cấp giấy phép kinh doanh, các cơ sở kinh doanh nông sản cần làm thủ tục theo hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
- Điều lệ công ty
- Danh sách các thành viên hoặc danh sách cổ đông, danh sách người đại diện theo ủy quyền
- Chứng minh thư nhân dân/ Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đứng đầu (Bản sao có công chứng)
- Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có kèm theo chứng minh thư nhân dân/ Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện ủy quyền và văn bản ủy quyền (bản sao có công chứng)
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (doanh nghiệp thành lập có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài)
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư
Bước 3: Sở kế hoạch và đầu tư kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ sau đó đưa ra quyết định có cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay không. Nếu không cấp giấy phép sẽ có văn bản thông báo nếu rõ lý do.
Giấy phép ATVSTP
Kinh doanh nông sản cần giấy tờ gì? Ngoài giấy phép kinh doanh thì giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là loại giấy tờ bắt buộc phải có đối với cơ sở kinh doanh nông sản. Loại giấy này giúp cơ quan chức năng nhà nước dễ dàng kiểm soát được chất lượng các mặt hàng nông sản của doanh nghiệp, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trước vấn nạn thực phẩm bẩn, thực phẩm có chứa chất độc hại như hiện nay. Để có được giấy phép ATVSTP cho cơ sở kinh doanh nông sản cần phải làm thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực xung quanh
- Sơ đồ quy trình sơ chế, sản xuất, đóng gói, bảo quản tại cơ sở
- Bản thuyết minh cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Giấy chứng nhận đã tham gia tập huấn kiến thức ATTP và giấy xác nhận đã đủ sức khỏe của chủ cơ sở và những người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời hạn 5 ngày làm việc (từ ngày nhận được hồ sơ) cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì gửi văn bản thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung. Thời hạn sửa đổi, bổ sung cho cơ sở kinh doanh nông sản là 30 ngày.
Bước 4: Thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn thẩm định để kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở. Sau đó ghi rõ kết quả “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định. Nếu kết quả “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” thì ghi rõ lý do
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận ATVSTP
Từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở trong vòng 05 ngày làm việc. Nếu không cấp giấy chứng nhận cũng phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do
Trên đây là tư vấn của luật sư về vấn đề kinh doanh nông sản cần giấy tờ gì. Quý khách có vấn đề gì thắc mắc hay cần tư vấn chi tiết hơn về thủ tục giấy tờ để xin các loại giấy này đừng quên liên hệ với luatvn.vn qua Hotline: 0763.387.788 – Email: luatvn.vn02@gmail.com
BÀI VIẾT LIÊN QUAN