Kinh doanh nông sản sấy khô cần chuẩn bị những gì?

Kinh doanh nông sản sấy khô cần chuẩn bị những gì? Kinh doanh nông sản sấy khô là loại hình kinh doanh cực kỳ tiềm năng đang thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư và những người yêu thích kinh doanh. Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ theo đúng pháp luật và đạt được hiệu quả tốt nhất thì người kinh doanh cần chuẩn bị những gì? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết sau đây.

Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0763.387.788 – Email: luatvn.vn02@gmail.com để được luật sư tư vấn

Kinh doanh nông sản sấy khô cần chuẩn bị những gì?

Lựa chọn mặt hàng kinh doanh và nguồn hàng

Các sản phẩm nông sản sấy khô hiện nay cực kỳ đa dạng và được sản xuất, sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Chính vì vậy bạn cần xác định những mặt hàng chính để kinh doanh. Nhưng dù là mặt hàng nào thì bạn cũng phải đảm bảo các sản phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hương vị thơm ngon, hình thức đẹp mắt, giá cả hợp lý để thu hút và giữ chân khách hàng.

Về nguồn hàng, bạn có thể lấy của những cơ sở sản xuất quy mô lớn trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài về. Tuy nhiên cần chắc chắn rằng nguồn hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cơ sở chế biến đó đã được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguồn vốn

Đương nhiên, khi kinh doanh nông sản sấy khô hay kinh doanh bất cứ một mặt hàng nào thì vốn luôn là yếu tố cần phải chuẩn bị. Số vốn ở đây để chi trả cho các khoản như thuê địa điểm, máy móc, trang thiết bị, nguồn nguyên liệu, nhân viên… Theo kinh nghiệm, số vốn cần chuẩn bị khoảng 70 triệu đến 100 triệu đồng.

Địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh ảnh hưởng lớn đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh nông sản.

Kinh doanh nông sản sấy khô cần chuẩn bị những gì?

Kinh doanh nông sản sấy khô cần có giấy tờ gì?

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Để có được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trước tiên cơ sở phải đảm bảo các điều kiện:

  • Ngành nghề đăng ký không thuộc lĩnh vực cấm
  • Đặt tên theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp
  • Địa điểm kinh doanh ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định
  • Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định

Nếu đã đáp ứng được các điều kiện trên, chủ cơ sở kinh doanh nông sản sấy khô tiến hành soạn thảo hồ sơ để gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cấp giấy chứng nhận kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh doanh
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu có công chứng của người đại diện

Nếu thành lập công ty thì cần có thêm:

  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Danh sách các thành viên của công ty, danh sách cổ đông hoặc danh sách người đại diện theo ủy quyền có kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của mỗi thành viên

Hồ sơ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/ huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì gửi vắn bản thông báo nêu rõ lý do, yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày. Nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ sở kinh doanh nông sản sấy khô. Thời hạn cấp giấy phép là 10 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Liên hệ đến Hotline: 0763.387.788 để được luật sư và chuyên viên pháp lý trực tiếp tư vấn, hướng dẫn thực hiện

Kinh doanh nông sản sấy khô cần có giấy phép VSATTP

Kinh doanh nông sản sấy khô cần có giấy phép VSATTP

Quy định, điều kiện, thủ tục và các vấn đề liên quan đến giấy phép VSATTP cho cơ sở kinh doanh nông sản sấy khô được nêu rõ trong Luật An Toàn Thực phẩm Số 55/2010/QH12, Nghị Định 15/2018/NĐ-CP, Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT.

Để được cấp giấy chứng nhận atvstp, cơ sở cần chuẩn bị hồ sơ với các tài liệu sau đây

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó bao gồm có bản vẽ sơ đồ mặt bằng, mô tả quy trình chế biến
  • Bản cam kết nguyên liệu và sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh
  • Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất tại cơ sở

Hồ sơ xin cấp giấy phép ATVSTP cho cơ sở kinh doanh nông sản sấy khô được nộp tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Sở y tế (Tùy từng trường hợp

Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn thẩm định kiểm tra điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trực tiếp tại cơ sở và ghi kết quả vào biên bản thẩm định cơ sở.

Trường hợp kết quả là đạt thì cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận VSATTP cho cơ sở. Nếu kết quả không đạt thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do. Khi đó, cơ sở cần nhanh chóng khắc phục những tồn tại và thông báo về việc khắc phục để cơ quan thẩm định lại và xem xét có cấp giấy phép hay không. Thời hạn để cơ sở khắc phục và thông báo tối đa là 9 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý: Các cơ sở đã được cấp GMP, HACCP, ISO.. hoặc các chứng chỉ quản lý hệ thống tiên tiến khác không bắt buộc phải xin giấy chứng nhận ATTP.

Như vậy, qua bài viết trên đây quý khách đã nắm rõ những yếu tố cần chuẩn bị khi lựa chọn loại hình kinh doanh nông sản sấy khô cũng như cách làm thủ tục xin giấy tờ pháp lý. Nếu còn vấn đề gì băn khoăn thắc mắc hãy liên hệ với Luật VN qua Hotline: 0763.387.788 – Email: luatvn.vn02@gmail.com để được luật sư giải đáp trực tiếp.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Contact Me on Zalo

0763 387 788