Các bước kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp

Các bước kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thực phẩm, nhà hàng quan tâm tìm hiểu. Vậy các bước kiểm tra vệ sinh attp diễn ra như nào. Cùng Luatvn.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? 

Vệ sinh an toàn thực phẩm được hiểu là giữ cho thực phẩm luôn sạch sẽ, đảm bảo chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, tại các đơn vị kinh doanh thực phẩm cần được kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo điều đó. 

Theo đó, kiểm tra attp là quá trình công bố sản phẩm ra thị trường. Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ đứng ra thanh tra, kiểm định một cách nghiêm ngặt theo từng bước cụ thể để đưa ra kết luận chất lượng thực phẩm là đảm bảo an toàn hay không an toàn cho người tiêu dùng. 

An toàn vệ sinh thực phẩm là điều bắt buộc tại mỗi cơ sở kinh doanh ăn uống
An toàn vệ sinh thực phẩm là điều bắt buộc tại mỗi cơ sở kinh doanh ăn uống

Tại sao phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm?

Nhu cầu ăn uống gắn liền với cuộc sống của con người và hoạt động kinh doanh ngành thực phẩm tác động trực tiếp tới sức khỏe con người. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có nhiều đơn vị sử dụng thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như quy trình chế biến không đảm bảo vệ sinh,… dẫn tới ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của người sử dụng. 

Ngày nay, không chỉ người lớn tuổi mà người ở độ tuổi trưởng thành và trẻ em cũng đang đối mặt với nguy cơ sức khỏe suy giảm, hay tiềm ẩn những căn bệnh nguy hiểm do sử dụng những thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và được kiểm định chất lượng an toàn. Vì vậy, các bước kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng và cần thiết.

Các bước kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm 

Trong quá trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành theo các bước dưới đây: 

Kiểm nghiệm mẫu thành phẩm 

Kiểm nghiệm mẫu thành phẩm là bước đầu trong quá trình kiểm tra attp. Tất cả các mẫu thực phẩm đều được cơ quan chức năng thực hiện lấy mẫu thành phẩm mang về trụ sở để tiến hành phân tích, kiểm nghiệm thành phần chặt chẽ. 

Bước này còn được hiểu là khâu thực hiện các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các tiêu chí chất lượng cụ thể cũng như chỉ tiêu về an toàn thực phẩm. Tùy nhiên, đối với mỗi loại sản phẩm mà yêu cầu về các tiêu chí kiểm định đưa ra là khác nhau. 

Các bước kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh
Các bước kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh

Lập hồ sơ công bố chất lượng và nộp hồ sơ lên cơ quan thẩm quyền 

Sau khi có kết quả mẫu thành phẩm, cơ quan chức năng sẽ lập tức công bố hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm, hồ sơ bao gồm:

  • Bản công bố hợp quy/phù hợp quy định ATTP.
  • Bản thông tin chi tiết sản phẩm.
  • Kết quả kiểm nghiệm thực phẩm  trong vòng 12 tháng.
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề  hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng Kế hoạch giám sát định kỳ .
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với đối tượng phải cấp)
  • Mẫu nhãn sản phẩm
  • Nội dung nhãn phụ sản phẩm.
  • Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh

Thẩm định hồ sơ và công bố xử phạt đối với cơ sở kinh doanh không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm 

Sau quá trình thẩm định hồ sơ, các doanh nghiệp kinh doanh phải nhanh chóng chính sửa, bổ sung để hoàn thiện hồ kịp thời. Không được để quá trình thẩm định hồ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, buôn bán của doanh nghiệp. Bởi khi chưa được công bố sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm thì giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không được phép lưu thông. Điều này đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh chiếm được thị trường rộng lớn và thu hút được nhiều khách hàng. 

Sau khi có kết quả kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu kết quả là thực phẩm bẩn, không đạt tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn thực phẩm thì cơ sở, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật và tiêu hủy số hàng không đảm bảo chất lượng.

Mẫu kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm 

Dưới đây là mẫu kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm mới được ban hành:

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

ĐOÀN KIỂM TRA…………

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Số: /BB-…..…….., ngày …. tháng …. năm …..

BIÊN BẢN

Kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Thực hiện Quyết định số /QĐ-…. ngày …. tháng … năm …. của …. về việc kiểm tra an toàn thực phẩm ………. hôm nay vào hồi….. giờ…. ngày …. tháng …. năm ….. Đoàn kiểm tra theo Quyết định số…….của …… tiến hành kiểm tra tại Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm …… ………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….

ĐT: …………………………… Fax: ……………………………………………….

  1. Thành phần tham gia buổi làm việc
  1. Thành phần đoàn kiểm tra:

(1). …………………………. chức vụ: Trưởng đoàn

(2). …………………………. Thành viên

(3). ………………………….

  1. Đại diện cơ sở được kiểm tra:

(1). ………………………….chức vụ:……………………………………………

(2). ………………………….chức vụ:……………………………………..

  1. Với sự tham gia của (nếu có):

(1). ………………………….chức vụ:……………………………………..

(2). ………………………….

  1. Nội dung và kết quả kiểm tra 

III. Kết luận, kiến nghị và xử lý

  1. Kết luận

1.1. Các nội dung cơ sở thực hiện tốt: ……………………………………….

1.2. Những mặt còn tồn tại: ……………………………………………………………………..

  1. Kiến nghị

2.1. Kiến nghị của Đoàn kiểm tra đối với cơ sở dịch vụ ăn uống

……………………………………………………………………………………………………

2.2. Kiến nghị của cơ sở dịch vụ ăn uống đối với Đoàn kiểm tra

  1. Xử lý, kiến nghị xử lý………………………………………………………………………

 

Đại diện cơ sở được kiểm tra

(Ký tên, đóng dấu)

Trưởng đoàn kiểm tra

(Ký tên)

Trên đây, Luatvn.vn đã nêu đầy đủ các bước kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích cho bạn đọc, nếu quý khách cần hỗ trợ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hoặc tư vấn vấn đề liên quan tới attp hãy liên hệ cho chúng tôi qua số Hotline/Zalo: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788