Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm được thành lập nhằm mục đích gì? Đoàn kiểm tra có quyền hạn và nghĩa vụ như thế nào? Cùng tìm hiểu nội dung này trong bài viết sau của Luatvn.vn.
Mục lục
Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm
Hiện nay, vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được các ban ngành, cơ quan nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhiều khu vực, địa phương đã cho lập nhiều đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm xuống cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm để kiểm tra chất lượng và xử phạt những trường hợp vi phạm.
Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quyết định thành trên cơ sở chương trình, kế hoạch kiểm tra được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, hoặc trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đột xuất.
Trách nhiệm quả đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ theo quy định Luật an toàn thực phẩm 2010, đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm như sau:
- Cơ quan quản lý vệ sinh attp thuộc Bộ quản lý ngành thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại các điều 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
- Đoàn kiểm tra attp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ quản lý ngành và sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Trong trường hợp kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm có liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều ngành hoặc địa phương, cơ quan chủ trì thực hiện kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để thực hiện.
- Hoạt động kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm phải bảo đảm nguyên tắc cụ thể sau:
a) Chính xác, khách quan, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử;
b) Bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra attp liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức về chất lượng thực phẩm;
c) Không được sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
d) Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh atpp chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận có liên quan.
5. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quy định cụ thể về hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý nhà nước được phân công.
Quyền hạn và nhiệm vụ của đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh ATTP
Đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm có quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể như sau:
Nhiệm vụ
- a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hằng năm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
- b) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nhập khẩu; thực hiện xác nhận điều kiện đảm bảo attp đối với thực phẩm nhập khẩu;
- c) Ra quyết định xử lý chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm về việc tạm đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, niêm phong thực phẩm, tạm dừng việc quảng cáo đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Quyền hạn
a) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất;
b) Cảnh báo nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm;
c) Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại các điều 30, 36 và 40 của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyết định của đoàn kiểm tra, hành vi của thành viên đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Dịch tư vấn thủ tục cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm của Luavn.vn
Nếu chủ sở hữu kinh doanh ăn uống đang gặp khó khăn trong việc xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hãy để Luatvn.vn hỗ trợ bạn. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và lâu năm trong nghề cùng quy trình làm việc minh bạch, rõ ràng, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục xin cấp giấy vệ sinh attp nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian. Dịch vụ hỗ trợ của chúng tôi gồm 5 bước chính sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo giấy tờ liên quan tới việc cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Bước 2: Đại diện chủ cửa hàng kinh doanh nộp hồ sơ tới cơ quan chức năng để thẩm định;
- Bước 3: Hướng dẫn chủ cửa hàng, doanh nghiệp đón tiếp đoàn thẩm định đến doanh nghiệp để kiểm tra attp;
- Bước 4: Theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ, báo cáo tiến độ cho chủ doanh nghiệp;
- Bước 5: Đại diện nhận giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và bàn giao tận tay chủ doanh nghiệp thực phẩm.
Trên đây, Luatvn.vn đã cung cấp thông tin liên quan tới kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu quý khách hàng còn những khúc mắc cần giải đáp hãy liên hệ cho chúng tôi qua số Hotline 076.338.7788 để được tư vấn nhanh chóng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN