Xin giấy chứng nhận ATTP là điều kiện bắt buộc đối với bất cứ doanh nghiệp, cơ sở nào muốn sản xuất, kinh doanh loại hình thự phẩm. Để triển khai, doanh nghiệp cần phải nắm chắc những quy định xin giấy chứng nhận ATTP do Bộ Y Tế cấp. Những thông tin này sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Mọi thông tin về xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm liên hệ ngay: 0778.738.886 (HN) – 0763.387.788 (TP.HCM)
Theo như nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, thông tư Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Mục lục
Những thực phẩm bắt buộc phải xin giấy chứng nhận ATTP do Bộ Y Tế cấp
Sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục và xin giấy chứng nhận ATTP do Bộ Y tế cấp, thương hiệu thực phẩm cũng như độ uy tín của doanh nghiệp sẽ có chỗ đứng nhất định trong lòng khách hàng. Giữa thị trường thực phẩm sạch nhiễu loạn như hiện nay, tạo thương hiệu uy tín trong lòng khách hàng, đi đúng hướng theo chỉ đạo của Nhà nước sẽ trở thành tiền đề giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh trong tương lai.
Bộ Y Tế – Cục An toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận thuộc loại hình sau:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng,
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
- Cơ sở sản xuất nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
Bộ Y Tế – Cục An toàn thực phẩm KHÔNG Cấp giấy chứng nhận đối với các trường hợp sau:
- Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
- Bán hàng rong;
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.
Hồ sơ chuẩn bị để xin giấy chứng nhận ATTP do Bộ Y Tế cấp
Hồ sơ chính là yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần chuẩn bị để tiến hành xin giấy chứng nhận ATTP do Bộ Y tế cấp. Dưới đây là những loại giấy tờ cần thiết và bắt buộc phải có:
- Đơn đề nghị xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Y Tế cấp (Mẫu số 01 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP)
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
Thời gian xin giấy phép ATTP do Bộ y tế cấp
- Thời gian giải quyết hồ sơ và cấp giấy chứng nhận: 25 – 35 ngày làm việc
- Thời hạn hiệu lực giấy chứng nhận an toàn thực phẩm: 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận
- Cơ quan thực hiện: Bộ Y Tế – Cục an toàn thực phẩm hoặc Ban quản lý an toàn thực phẩm
Tư vấn xin cấp giấy phép ATTP do Bộ Y tế cấp
- Tư vấn miễn phí và toàn diện các vấn đề pháp lý, các điều kiện đảm bảo về việc xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Y Tế cấp
- Luatvn.vn tiếp nhận tài liệu, thông tin cũng như nhu cầu của khách hàng
- Soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép và đại diện khách hàng nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Tư vấn doanh nghiệp học tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và khám sức khỏe cho các nhân viên trực tiếp kinh doanh thực phẩm theo quy định
- Tư vấn kiểm nghiệm nước sinh hoạt
- Cung cấp và hướng dẫn ghi chép, lưu trữ giấy tờ, sổ sách theo quy định an toàn thực phẩm.
- Khảo sát cơ sở, vẽ sơ đồ mặt bằng, quy trình sản xuất chế biến kinh doanh
- Theo dõi hồ sơ tại cơ quan chức năng và thông báo với khách hàng
- Đại diện nhận và bàn giao giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho khách hàng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về quy định xin cấp giấy chứng nhận ATTP do Bộ Y tế cấp. Trên thực tế việc xử lý giấy tờ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố của doanh nghiệp. Quý bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luatvn.vn để được Luật sư tư vấn chi tiết nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN