NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG ĐƯỢC HƯỚNG DẪN NGHỊ ĐỊNH SỐ 126/2007/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 08 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ
Điều kiện cấp giấy phép lao động với người Việt Nam là gì? Thủ tục, hồ sơ ra sao? Cùng Luatvn tìm hiểu dưới bài viết này nhé!
Mục lục
1. CÔNG TY, TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ NƯỚC ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI ( Điều 39 của Luật )
Thông báo về việc giao nhiệm vụ cho công ty tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thông báo bằng văn bản cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc giao nhiệm vụ cho tổ chức sự nghiệp trực thuộc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo Quyết định giao nhiệm vụ và tài liệu chứng minh đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 39 của Luật .
Thông báo về việc thay đổi người điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức sự nghiệp:
Khi có sự thay đổi người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải báo cáo bằng văn bản cho Cục Quản lý lao động ngoài nước kèm theo sơ yếu lý lịch của người mới được giao nhiệm vụ lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các tài liệu chứng minh đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật.
2. CÔNG TY, TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ NƯỚC ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
- Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (khoản 7 Điều 8 của Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ):
Giấy phép xuất khẩu lao động hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Giấy phép) được quy định như sau:
a) Kích thước của Giấy phép: gồm 1 trang, khổ A4 (kích thước: 210 x 297mm);
b) Đặc điểm của Giấy phép: in trên giấy trắng bìa cứng, có hoa văn màu xanh da trời, có hình quốc huy in chìm, khung viền màu đen;
c) Nội dung chính của Giấy phép gồm: Quốc hiệu, tên cơ quan cấp Giấy phép, căn cứ pháp lý để cấp Giấy phép, tên đầy đủ của Giấy phép, số Giấy phép, ngày cấp Giấy phép; tên đầy đủ và tên giao dịch của doanh nghiệp được cấp Giấy phép; số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax, địa chỉ giao dịch điện tử của doanh nghiệp được cấp Giấy phép; nội dung hoạt động dịch vụ được thực hiện; ngày có hiệu lực của Giấy phép.
(Mẫu Giấy phép tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này)
- Hồ sơ cấp Giấy phép xuất khẩu lao động (khoản 1 Điều 10 của Luật ):
Hồ sơ cấp Giấy phép nộp tại Cục Quản lý lao động ngoài nước, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn theo quy định;
d) Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ;
đ) Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ;
e) Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật;
g) Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
h) Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao.
- Hồ sơ đổi Giấy phép (khoản 2 Điều 11 của Luật ):
Hồ sơ đổi Giấy phép nộp tại Cục Quản lý lao động ngoài nước, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị đổi Giấy phép của doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư này;
b) Giấy phép đã được cấp;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp lại;
d) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn theo quy định;
đ) Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật ;
e) Báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
g) Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao;
h) Giấy tờ xác nhận việc đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
- Hồ sơ đổi Giấy phép (khoản 1 Điều 78 của Luật ):
Hồ sơ đổi Giấy phép nộp tại Cục Quản lý lao động ngoài nước, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị đổi Giấy phép của doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này;
b) Giấy phép đã được cấp;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
d) Báo cáo kết quả hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp năm 2007;
đ) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn theo quy định;
e) Giấy tờ xác nhận việc đóng góp Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu lao động theo quy định tại Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài;
g) Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ;
h) Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật ;
i) Báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
k) Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao.
- Lệ phí cấp, đổi Giấy phép (khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 126/2007/NĐ-CP và khoản 6 Điều 11 của Luật ):
Trong điều kiện cấp giấy phép lao động thì doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp dịch vụ) nộp lệ phí cấp, đổi Giấy phép tại Cục Quản lý lao động ngoài nước tại thời điểm nhận Giấy phép.
Báo cáo việc thay đổi người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (khoản 3 Điều 9 của Luật ):
Khi có sự thay đổi người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước bằng văn bản kèm theo sơ yếu lý lịch của người mới được giao nhiệm vụ lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các văn bản chứng minh đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật .
Thủ tục nộp lại, thu hồi Giấy phép (khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật ):
a) Thủ tục nộp lại Giấy phép: Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 15 của Luật , doanh nghiệp dịch vụ phải thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý lao động ngoài nước về việc chấm dứt hoạt động, nộp lại cho Cục Quản lý lao động ngoài nước Giấy phép đã được cấp và báo cáo về các hợp đồng đang còn hiệu lực, số lượng người lao động đang làm việc ở nước ngoài; số lượng người lao động đã tuyển chọn đối với những hợp đồng còn hiệu lực, các khoản đóng góp của người lao động đã được tuyển chọn để đưa đi làm việc ở nước ngoài; việc đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; phương án thực hiện trách nhiệm đối với các hợp đồng còn hiệu lực.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật, trách nhiệm đối với người lao động theo các hợp đồng đã ký kết, doanh nghiệp dịch vụ báo cáo bằng văn bản cho Cục Quản lý lao động ngoài nước về việc hoàn thành nghĩa vụ kèm theo các tài liệu chứng minh việc hoàn thành các nghĩa vụ đó. Cục Quản lý lao động ngoài nước xem xét và có văn bản để doanh nghiệp rút tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật.
b) Thủ tục thu hồi Giấy phép: Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có quyết định thu hồi Giấy phép, doanh nghiệp dịch vụ phải nộp lại cho Cục Quản lý lao động ngoài nước Giấy phép đã được cấp và báo cáo về các hợp đồng đang còn hiệu lực, số lượng người lao động đang làm việc ở nước ngoài; số lượng người lao động đã tuyển chọn đối với những hợp đồng còn hiệu lực, các khoản đóng góp của người lao động đã được tuyển chọn để đưa đi làm việc ở nước ngoài; việc đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; phương án thực hiện trách nhiệm đối với các hợp đồng còn hiệu lực.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật và trách nhiệm đối với người lao động theo các hợp đồng đã ký kết, doanh nghiệp dịch vụ báo cáo bằng văn bản cho Cục Quản lý lao động ngoài nước về việc hoàn thành nghĩa vụ kèm theo các tài liệu chứng minh việc hoàn thành các nghĩa vụ đó. Cục Quản lý lao động ngoài nước xem xét và có văn bản để doanh nghiệp rút tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật.
3. YÊU CẦU ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Hiện nay người lao động đi làm việc ở nước ngoài rất đông và đa dạng do đó việc ký kết hợp đồng giằng buộc đối với người lao động cần phải hết sức chặt chẽ. Có một bộ phận không nhỏ người lao động sau khi ra nước ngoài bỏ trốn
Hồ sơ, thủ tục đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động của doanh nghiệp dịch vụ (Điều 18 và Điều 19 của Luật ):
1.1. Hồ sơ đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động bao gồm:
a) Văn bản của doanh nghiệp đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động theo mẫu tại Phụ lục số 05 kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Hợp đồng cung ứng lao động, có bản dịch bằng tiếng Việt;
c) Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động, có bản dịch bằng tiếng Việt;
d) Phương án thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động;
đ) Các tài liệu khác có liên quan đối với từng thị trường theo quy định.
1.2. Thủ tục đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động tại Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý lao động ngoài nước phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp, nếu không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề (Điều 36 và Điều 37 của Luật ):
2.1. Hồ sơ đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập bao gồm:
a) Văn bản đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập theo mẫu tại Phụ lục số 06 kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Hợp đồng nhận lao động thực tập, có bản dịch bằng tiếng Việt;
c) Tài liệu chứng minh việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
d) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
đ) Giấy xác nhận ký quỹ của doanh nghiệp do ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ cấp.
2.2. Thủ tục đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập:
Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Hợp đồng nhận lao động thực tập tại Cục Quản lý lao động ngoài nước đối với hợp đồng có thời gian từ 90 ngày trở lên và tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với hợp đồng có thời gian dưới 90 ngày.
Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý lao động ngoài nước hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp, nếu không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Điều kiện cấp giấy phép lao động cần có hồ sơ, thủ tục đăng ký Hợp đồng cá nhân (Điều 52 của Luật ):
3.1. Hồ sơ đăng ký Hợp đồng cá nhân bao gồm:
a) Đơn đăng ký Hợp đồng cá nhân theo mẫu tại Phụ lục số 07 kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Hợp đồng cá nhân, kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt có xác nhận của tổ chức dịch thuật;
c) Bản chụp Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
d) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động và nhận xét về ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức của người lao động.
3.2. Thủ tục đăng ký Hợp đồng cá nhân:
Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động thường trú phải cấp Giấy xác nhận đăng ký Hợp đồng cá nhân theo mẫu tại Phụ lục số 08 kèm theo Thông tư này, nếu không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quản lý hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân.
Gia hạn và ký kết hợp đồng mới (khoản 5 Điều 46 và điểm đ khoản 1 Điều 53 của Luật ):
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sau khi kết thúc thời hạn lao động theo hợp đồng đã ký với doanh nghiệp dịch vụ hoặc với người sử dụng lao động (đối với trường hợp người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân), nếu gia hạn hoặc ký kết hợp đồng lao động mới với người sử dụng lao động tại nước sở tại mà không phải về nước theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động thì phải báo cáo với Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại về việc gia hạn hoặc ký kết hợp đồng lao động mới.
Công ty cá nhân muốn làm tìm hiểu về điều kiện cấp Giấy Phép Xuất Khẩu Lao Động, hay làm thủ tục cấp phép này thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số:
Hotline/Zalo : 076 338 7788
BÀI VIẾT LIÊN QUAN