Bạn đang muốn mở nhóm trẻ tư thục nhưng chưa biết điều kiện mở nhóm trẻ tư thục có khó không? Sau đây Luật VN sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Điều kiện mở nhóm trẻ tư thục
Điều kiện thành lập và hoạt động của nhóm trẻ tư thục được quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP. Cụ thể:
1. Điều kiện về đội ngũ giáo viên
Để mở nhóm trẻ tư thục phải bạn cần phải có đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn theo các yêu cầu sau:
– Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;
– Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;
– Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất
Để mở nhóm trẻ tư thục bạn cần có cơ sở vật chất đạt được các điều kiện sau:
– Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em an toàn; diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ em;
– Có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em;
– Những nơi có tổ chức ăn cho trẻ em phải có bếp riêng, an toàn; bảo đảm phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ em.
3. Điều kiện về trang thiết bị
– Thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Chiếu hoặc thảm ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn để ngủ, dụng cụ đựng nước uống, đồ dùng, đồ chơi và giá để, giá để khăn và ca, cốc, có đủ bô đi vệ sinh và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi – tập có chủ đích;
– Tài liệu cho người nuôi dạy trẻ em, gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ; sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.
Lưu ý: Đối với những nơi mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa trẻ em tới trường, lớp, các cá nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em nhưng phải đăng ký hoạt động với UBND cấp xã và phải bảo đảm điều kiện mở nhóm trẻ tư thục như sau:
– Số lượng trẻ em trong nhóm trẻ tối đa là 07 trẻ em;
– Người chăm sóc trẻ em có đủ sức khỏe, đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định;
– Cơ sở vật chất phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu như sau: Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có diện tích tối thiểu là 15 m2; bảo đảm an toàn, thoáng, mát; có đồ chơi an toàn, phù hợp lứa tuổi của trẻ em; có đủ đồ dùng và các thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em; có đủ nước uống và nước sinh hoạt cho trẻ em hằng ngày; có phòng vệ sinh và thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ em; có tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Trình tự, thủ tục mở nhóm trẻ tư thục
Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP như trên thì có thể tiến hành xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập nhóm trẻ theo các bước quy định tại Điều 11 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị mở nhóm trẻ tư thục gồm có:
– Tờ trình đề nghị cho phép thành lập nhóm trẻ;
– Nhóm trẻ tư thục có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật;
– Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ của giáo viên hoặc người chăm sóc trẻ em.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định trên, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến UBND cấp xã.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định hồ sơ là UBND cấp xã. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì cơ quan chức năng thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân.
Nếu hồ sơ đúng quy định thì UBND cấp xã cần có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra thực tế các điều kiện thành lập đối với nhóm trẻ tư thục.
Bước 4: Quyết định cho phép thành lập
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trên thực tế và có ý kiến bằng văn bản gửi UBND cấp xã nêu rõ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập đủ hay không đủ điều kiện thành lập.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND cấp xã có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập. Trong trường hợp chưa quyết định thì cần có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do.
Trên đây là một số thông tin về điều kiện mở nhóm trẻ tư thục. Nếu bạn còn điều gì vướng mắc hoặc gặp khó khăn trong khi thực hiện, hãy liên hệ ngay với luatvn.vn để được các luật sư hàng đầu của chúng tôi hỗ trợ. Hoặc các bạn cũng có thể gọi đến số hotline 076 338 7788 để tư vấn nhanh nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN