Đăng ký giấy phép vệ sinh attp cho hộ kinh doanh. Các tổ chức, cá nhân phải thực hiện đăng ký giấy phép vệ sinh attp cho hộ kinh doanh khi hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Đây là điều kiện tiên quyết để cơ sở sản xuất, kinh doanh được hoạt động, nếu vi phạm quy định sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Vậy thủ tục đăng ký giấy phép vệ sinh attp cho hộ kinh doanh như thế nào? Có thể xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm ở đâu? Luatvn.vn xin cung cấp thông tin quan trọng liên quan tới đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Thông tin liên hệ Hotline/Zalo: 076.338.7788.
Mục lục
Căn cứ pháp lý
- Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
- Nghị định 115/20218/NĐ – CP.
Cơ sở kinh doanh không xin giấy phép vệ sinh attp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần làm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh mới đầu nhỏ lẻ;
- Cơ sở chế biến thức ăn nhỏ lẻ;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh không có địa điểm cố định;
- Kinh doanh thực phẩm đã đóng gói sẵn và nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, đồ dùng đóng gói thực phẩm;
- Kinh doanh nhà hàng trong khách sạn
- Bán thức ăn đường phố
- Kinh doanh bếp ăn tập thể
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Thực hành sản xuất tốt (GMP), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Cơ sở kinh doanh cần xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm:
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn bao gồm: cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm như: cơ sở sản xuất thực phẩm, cửa hàng bán thực phẩm, siêu thị, chợ.
Xin giấy phép vệ sinh attp cho hộ kinh doanh ở đâu?
Xin giấy phép vệ sinh attp cho hộ kinh doanh ở đâu? là câu hỏi được nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm quan tâm. Thực tế, tùy thuộc vào danh mục các sản phẩm và nhóm sản phẩm kinh doanh mà cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ thực hiện theo biểu mẫu và quy định của từng Bộ ngành quản lý riêng. Cụ thể:
- Bộ Y Tế: Phân cho cục vệ sinh an toàn thực phẩm Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm hoặc Chi Cục An toàn vệ sinh Thực Phẩm và phân quyền cho Ủy ban nhân dân Quận/Huyện.
- Bộ Nông Nghiệp: Sở Nông Nghiệp hoặc Chi cục nông lâm thủy sản và Ủy ban nhân dân Quận/Huyện.
- Bộ Công Thương: Sở Công Thương hoặc Chi cục nông lâm thủy sản và Ủy ban nhân dân Quận/Huyện.
Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh attp cho hộ kinh doanh
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành hàng thực phẩm cần phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Lưu ý:
- Tất cả cán bộ, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh trong đơn vị đều phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, nhân viên là điều bắt buộc trong thủ tục xin giấy phép vệ sinh attp cho doanh nghiệp.
- Đồng thời tất cả cán bộ, nhân viên của cơ sở phải tham gia tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Riêng chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu đạt 80% câu hỏi trong bài kiểm tra, chủ sở hữu sẽ được cấp giấy chứng nhận am hiểu về vệ sinh attp.
- Thời hạn giải quyết 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận attp hợp lệ. Trường hợp không hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản và ghi rõ lý do không đạt tiêu chuẩn xin giấy chứng nhận. Cơ sở sau khi tiếp nhận thông báo không hợp lệ phải thực hiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ ngay để không ảnh hưởng tới việc sản xuất, kinh doanh. Bởi nếu không có giấy chứng nhận attp thì cơ sở sản xuất, kinh doanh không thể hoạt động được.
Trên đây, Luatvn.vn đã hướng dẫn chi tiết thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh attp cho hộ doanh nghiệp. Chúng tôi là đơn vị pháp lý luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp cần tư vấn xin cấp giấy chứng nhận attp hãy liên hệ tới số Hotline/ Zalo: 076.338.7788 để được hỗ trợ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN