Các loại hình thức sở hữu doanh nghiệp hiện nay

Các hình thức sở hữu doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Bộ Luật doanh nghiệp 2014. Vậy hiện nay, tại Việt Nam có bao nhiêu loại hình thức sở hữu doanh nghiệp? Để tìm hiểu rõ vấn đề này, cùng Luật VN tham khảo thông tin trong bài chia sẻ dưới đây. 

Các loại hình tổ chức doanh nghiệp hiện nay
Các loại hình tổ chức doanh nghiệp hiện nay

Tại Việt Nam hiện nay có các loại hình doanh nghiệp sau: 

Mục lục

Hình thức sở hữu doanh nghiệp nhà nước

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ. Bên cạnh đó còn dựa theo hình thức tổ chức và đóng góp vốn mà hình thức sở hữu doanh nghiệp nhà nước được chia thành các loại sau: 

  • Doanh nghiệp nhà nước
  • Công ty cổ phần nhà nước
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có một thành viên
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên

Cơ cấu tổ chức của loại hình doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Chương IV của Luật doanh nghiệp 2014 và theo cơ cấu của công ty TNHH 1 thành viên. Trường hợp doanh nghiệp nhà nước nắm giữ dưới 100% vốn điều lệ sẽ có cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên. 

Các công ty doanh nghiệp nhà nước
Các công ty doanh nghiệp nhà nước

Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân do nhà nước gia cho vốn kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về quản lý sản xuất, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về kinh tế và bù đắp hay hưởng lợi nhuận với mức vốn được cấp sẵn có. Nghĩa là nhà nước không còn bao cấp hoàn toàn như trước đây, các doanh nghiệp phải tự bù đắp những chi phí hay tự trang trải các nguồn vốn và đồng thời phải làm trọn nghĩa vụ với nhà nước xã hội như các loại hình doanh nghiệp khác.

Hình thức sở hữu doanh nghiệp tư nhân 

Loại hình doanh nghiệp tư nhân là hình thức sở hữu doanh nghiệp do một cá nhân đứng ra xây dựng, tự làm chủ và chịu trách nhiệm với pháp luật về các hoạt động kinh doanh cũng như tài sản của doanh nghiệp. 

Lưu ý: 

  • Mỗi cá nhân chỉ được phép đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân. 
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là thành viên công ty hợp danh và chủ hộ kinh doanh. 
  • Các doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành chứng khoán
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong các công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. 

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân được đăng ký bởi chủ doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị của mỗi loại tài sản. 

Toàn bộ vốn và tài sản, kể cả vốn vay và tài sản thuê, được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân đều được phải ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đăng ký ban đầu thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đó khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp: có nghĩa chủ doanh nghiệp có trách nhiệm chịu toàn bộ bằng tài sản của mình trong kinh doanh lẫn ngoài kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Doanh nghiệp công ty cổ phần 

Theo Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014, công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia làm nhiều phần bằng nhau. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và được phép hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Cổ đông trong công ty cổ phần có thể là cá nhân, tổ chức; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 người và không hạn chế tối đa. Hình thức sở hữu doanh nghiệp dạng công ty cổ phần phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty CP có thể được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty TNHH hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáng lập từ công ty CP khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. 

Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập công ty CP có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty. 

Hình thức sở hữu doanh nghiệp công ty cổ phần
Hình thức sở hữu doanh nghiệp công ty cổ phần

Cổ đông trong công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong điều lệ công ty cổ phần.

Các cổ đông phải thực hiện thanh toán đầy đủ số cổ phần đăng đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời gian phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. 

Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông, ngoài ra có thể có cổ phần ưu đãi: 

  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
  • Cổ phần ưu đãi cổ tức;
  • Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
  • Cổ phần ưu đãi khác. 

Mỗi loại cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu các quyền, lợi ích và nghĩa vụ như nhau. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp thời hạn 03 năm, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký doanh nghiệp và điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 

Căn cứ quy định tại Điều 73 bộ luật này, công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.

Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu công ty phải có trách nhiệm góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký doanh nghiệp trong thời gian 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều này, chủ sở hữu phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ đã nêu. 

Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp đủ, không góp, không góp đúng hạn vốn điều lệ. 

Lưu ý:

Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhất từ ngày được cấp giấy đăng ký kinh doanh. Hình thức sở hữu doanh nghiệp này không được phát hành cổ phần. 

Công ty TNHH một thành viên được quyền giảm vốn nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu.

Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu doanh nghiệp đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc đổi thành công ty cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 

Căn cứ Điều 47 bộ luật này, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là cá nhân, tổ chức và số lượng thành viên không vượt quá 50 người. 

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy đăng ký doanh nghiệp. 

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên là tổng giá trị phần vốn góp vào của các thành viên. Các thành viên phải góp đủ vốn cho công ty và đúng tài sản như đã cam kết khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp trong thời gian 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. 

Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

Công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng cách hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên. Công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng cách  tăng vốn góp của thành viên hoặc tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

Loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh

Căn cứ quy định tại Điều 172 Bộ Luật doanh nghiệp 2014, công ty hợp doanh là công ty trong đó: 

  • Có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; 
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. 

Hình thức sở hữu doanh nghiệp là công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy đăng ký doanh nghiệp và không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 

Lưu ý: 

  • Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của một công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại. 
  • Trong công ty hợp danh, thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích cá nhân, tổ chức khác. 
  • Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty hợp danh cho người khác nếu không được sự chấp nhận của các thành viên hợp danh khác. 
  • Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật với tổ chức để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong công việc kinh doanh hàng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó. 
  • Các thành viên hợp danh trong công ty phân công đảm nhận các chức danh quản lý và kiểm soát hoạt động công ty. 

Trong quá trình hoạt động Công ty hợp danh có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.

Thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác.

Thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác.

Trên đây là các hình thức sở hữu doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam cùng các thông tin quan trọng liên quan tới loại hình kinh doanh.

Quý khách có thắc mắc, cần tư vấn hãy liện hệ số hotline/zalo: 0763387788.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788