Kinh doanh thu mua nông sản thành công cần trang bị kinh nghiệm gì?

Kinh doanh thu mua nông sản là hình thức kinh doanh mà bạn đang có ý định hướng đến. Tuy nhiên bạn chưa từng có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh nông sản nên đang gặp khó khăn trong việc định hình, lập kế hoạch kinh doanh? Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải giải tỏa nỗi lo đó để tự tin bắt tay vào kinh doanh, thu về lợi nhuận như mong muốn.

Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0763.387.788 – Email: luatvn.vn02@gmail.com để được luật sư tư vấn

Kinh nghiệm kinh doanh thu mua nông sản

Kinh doanh thu mua nông sản ngày càng thu hút sự chú ý của đông đảo người kinh doanh với hy vọng sẽ mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, để hoạt động tốt, có được hiệu quả cao trong lĩnh vực này chúng ta cần phải có kinh nghiệm, biết xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết. Sau đây là tổng hợp kinh nghiệm kinh của những người đã và đang thành công bằng hình thức kinh doanh này.

  • Chọn địa điểm kinh doanh

Để dễ tiếp cận với nguồn hàng, với đối tượng khách hàng thì những cơ sở thu mua nông sản nên chọn là khu vực chuyên sản xuất, trồng trọt nông sản để dễ dàng cho việc thu mua và di chuyển và đảm bảo cho khâu bảo quản được tốt nhất. Chẳng hạn, mở cơ sở thu mua cà phê ở gần các khu vực chuyên trồng cà phê, cơ sở thu mua mía đường ở gần các vực chuyên trồng mía.

Bên cạnh đó, nên tìm hiểu xem khu vực đó có đại lý thu mua nào đã mở trước đó hay không. Để từ đó cân nhắc xem có nên nhất quyết định nên đặt cơ sở tại đó như dự định hay di chuyển đến nơi khác để giảm tính cạnh tranh.

Kinh nghiệm kinh doanh thu mua nông sản

  • Chuẩn bị vốn

Khi lựa chọn kinh doanh thu mua nông sản thì bạn phải xác định rằng sẽ phải cần đến rất nhiều vốn để thu mua nông sản với số lượng lớn thì mới có thể thu về lợi nhuận cao. Vậy nên hãy chủ động huy động vốn ban đầu từ mọi nguồn có thể. Hoặc có thể góp vốn làm ăn chung với người khác nếu khả năng huy động vốn của bạn kém. Khi đó hãy thỏa thuận rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn và lợi nhuận và viết ra giấy có ký tên đóng dấu để đảm bảo về mặt pháp lý sau này.

  • Đầu tư máy móc thiết bị hỗ trợ

Đừng ngần ngại đầu tư các thiết bị máy móc để hỗ trợ cho việc kinh doanh như: máy sàng, máy sấy, máy đo độ ẩm, máy may bao,… Những loại máy này sẽ giúp bạn kiểm tra, bảo quản chất lượng của các mặt hàng nông sản một cách tốt nhất. Nếu thu mua nông sản tươi mà không may gặp thời tiết mua, độ ẩm cao thì bạn cũng có thể chủ động chuyển sang sấy khô để bảo quản được lâu hơn, tránh gây thiệt hại kinh tế.

  • Tìm kiếm đầu ra

Khi kinh doanh thu mua nông sản sẽ có hai nguồn đầu ra bạn có thể tham khảo đó là: Các công ty, nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nông sản trong nước hoặc đối tác nước ngoài có nhu cầu thu mua nông sản tại Việt Nam để đưa về nước làm nguyên liệu sản xuất. Nếu lựa chọn đầu ra là các đối tác nước ngoài thì yêu cầu chất lượng sản phẩm rất khắt khe, phải đạt chuẩn nhưng đổi lại lợi nhuận thu về sẽ cao hơn.

  • Cập nhật giá cả hằng ngày

Đương nhiên rồi, giá cả các mặt hàng nông sản thay đổi từng ngày, từng giờ nên phải luôn cập nhật thông tin và giá cả của những mặt hàng nông sản mà mình thu mua để báo lại cho khách hàng. Điều này góp phần hạn chế tổn thất hay đánh mất niềm tin từ phía khách hàng.

  • Kinh doanh đúng pháp luật

Trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, hãy tìm hiểu thật kỹ về các quy định của pháp luật hiện hành trong việc kinh doanh thu mua nông sản để chấp hành nghiêm chỉnh. Vì nếu cơ quan chức năng nhà nước bất ngờ kiểm tra và phát hiện ra vấn đề gì trái với pháp luật cơ sở của bạn không những bị phạt mà còn ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh. Các quy định cần đặc biệt chú trọng đó là đăng ký kinh doanh, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, nghĩa vụ thuế,…

Để được tư vấn về những thủ tục pháp lý cần phải thực hiện, quý khách liên hệ ngay đến Hotline: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com

Tư vấn Kinh doanh thu mua nông sản

Kinh doanh thu mua nông sản nên đăng ký hộ kinh doanh hay thành lập doanh nghiệp?

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Nếu lựa chọn thành lập doanh nghiệp, bạn sẽ không bị giới hạn về quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh. Ngược lại với doanh nghiệp, nếu thành lập hộ kinh doanh cá thể thì việc kinh doanh phải chọn địa điểm cố định tại nơi đăng ký hộ khẩu, nơi tạm trú. Nếu kinh doanh ngoài địa điểm thì phải báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý kinh doanh,…

Một đặc điểm đặc biệt của hai hình thức kinh doanh thu mua nông sản bạn không thể bỏ qua đó chính là điều kiện kinh doanh. Với doanh nghiệp thì bắt buộc phải đăng kí kinh doanh, phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với hộ kinh doanh, thì chỉ một số ít trường hợp phải đăng ký kinh doanh. Nếu việc thu mua nông sản trong nước (không xuất khẩu hay bán cho khu chế xuất, phi thuế quan) không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thì cá nhân mua bán hàng nông sản sẽ không phải đăng ký kinh doanh. Các thương lái chỉ thu mua nông sản từ người nông dân sau đó bán lại cho đại lý hoặc doanh nghiệp khác cũng không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.

Trên đây là ý kiến tư vấn kinh doanh thu mua nông sản – loại hình kinh doanh mà nhiều người đang hướng đến. Nếu chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được giải đáp nhanh chóng, cụ thể, chính xác nhất.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Contact Me on Zalo

0763 387 788