Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật an toàn thực phẩm

Những chi tiết về luật an toàn thực phẩm đều được ghi chi tiết trong nghị định 15/2018/NĐ-CP. Bài viết dưới đây Luat.vn sẽ thông tin đầy đủ chi tiết nhất về nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm. 

Mọi thắc mắc cần giải đáp, hỗ trợ vui lòng liên hệ Hotline Luat.vn để được tư vấn: 076338 7788.

Quy định chung về luật an toàn thực phẩm 

Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm về:

  1. Thủ tục tự công bố sản phẩm.
  2. Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm.
  3. Bảo đảm an toàn thực phẩm biến đổi gen.
  4. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  5. Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu.
  6. Ghi nhãn thực phẩm.
  7. Quảng cáo thực phẩm.
  8. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
  9. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm.
  10. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
  11. Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Về đối tượng áp dụng 

Áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam..

Về thủ tục công bố sản phẩm 

Thủ tục công bố sản phẩm  theo nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 của Nghị định này.

– Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm
Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm

Về hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm

Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm những mục cụ thể sau:

– Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

–  Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

Trình tự công bố sản phẩm được thực hiện như sau:

– Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

– Sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

– Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận. 

Nếu trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

– Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

– Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Về thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm 

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm  bắt buộc phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:

– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

–  Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

–  Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Về hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm

 Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu gồm:

– Bản công bố sản phẩm được theo quy định 

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc Giấy chứng nhận y tế) của cơ quan có thẩm quyền của nước.

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ 

– Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố .

–  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe 

Trình tự thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm

 Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo  những quy định cụ thể sau:

– Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

– Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;

– Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó.

–  Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

– Trong trường hợp hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân không hợp lệ hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ 

– Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại sản phẩm. 

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

Mọi lệ phí thủ tục tổ chức. cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm phải có trách nhiệm nộp theo quy định. 

>>Xem thêm: Dịch vụ giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

LUAT AN TOAN THUC PHAM 1
Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm đầy đủ chi tiết tại Luat.vn

Quy định về các sản phẩm biến đổi gen nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm

Đối với các  sản phẩm biến đổi gen phải lưu ý đến những quy định như sau:

– Bảo đảm an toàn đối với thực phẩm có thành phần từ sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen

– Ghi nhãn đối với hàng hóa chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên thị trường có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen có ít nhất một thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn 5% tổng nguyên liệu được sử dụng để sản xuất thực phẩm thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa. 

Một số trường hợp được miễn không ghi nhãn như:

– Thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn có thành phần nguyên liệu biến đổi gen nhưng không phát hiện được gen hoặc sản phẩm của gen bị biến đổi trong thực phẩm.

– Thực phẩm biến đổi gen tươi sống, thực phẩm biến đổi gen chế biến không bao gói và trực tiếp bán cho người tiêu dùng. 

– Thực phẩm biến đổi gen sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh.

Quy định đối với ghi nhãn sản phẩm 

Nhãn sản phẩm là một trong những nhân tố quan trọng đối với mỗi sản phẩm, tuy nhiên cũng có những quy định cụ thể:

Những thông tin bắt buộc phải ghi trong nhãn sản phẩm theo quy định của nhà nước như sau:

–  Thực phẩm dinh dưỡng y học phải ghi các cụm từ sau: “Thực phẩm dinh dưỡng y học” và “Sử dụng cho người bệnh với sự giám sát của nhân viên y tế”.

– Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải ghi cụm từ: “Sản phẩm dinh dưỡng (cho đối tượng cụ thể)” trên mặt chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường.

Riêng đối với sản phẩm nhập khẩu, tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi trên nhãn sản phẩm phải thể hiện: tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tự công bố hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm.

luat an toan thuc pham 3
Cụ thể về nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm

Những nội dung được miễn khi ghi nhãn bắt buộc:

– Miễn ghi nhãn phụ đối với sản phẩm mang theo người nhập cảnh để tiêu dùng cá nhân, quà tặng, quà biếu trong định mức được miễn thuế nhập khẩu; sản phẩm nhập khẩu của đối tượng được ưu đãi, miễn trừ ngoại giao; sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan; sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu; sản phẩm là mẫu trưng bày hội chợ, triển lãm; sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.

– Ngoài gia vị và thảo mộc, đối với các bao gói nhỏ, có diện tích bề mặt lớn nhất nhỏ hơn 10 cm2, miễn áp dụng ghi thành phần cấu tạo, thời hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng nếu có nhãn phụ hoặc bao bì ngoài đã thể hiện đầy đủ các nội dung đó.

–  Miễn ghi ngày sản xuất đối với dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Lý do nên chọn Luat.vn làm đơn vị tư vấn hướng dẫn luật an toàn thực phẩm.

Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu hằng ngày cho nên những đơn vị kinh doanh thực phẩm cũng ngày càng nhiều nguồn gốc các loại thực phẩm cũng ngày càng đa dạng, nhiều luồng. Chính vì vậy, vấn đề liên quan đến thực phẩm ngày càng được thắt chặt để bảo đảm. Cụ thể chi tiết nhất về luật an toàn thực phẩm được ghi tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Tại luat.vn có đầy đủ những luật sư có kiến thức chuyên môn sâu, có kinh nghiệm trong ngành có thể giúp bạn, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức trong các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. 

Tại Luat.vn luôn đảm bảo tư vấn hồ sơ đạt chuẩn khi gửi lên cơ quan có thẩm quyền.

Mọi chi tiết thông tin về Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm

nếu bạn có thắc mắc, vấn đề cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 076338 7788 nhé.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788