Quy định về cơ cấu tổ chức của trường mầm non tư thục

Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục.  Có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 8 năm 2015. Trong đó quy định về cơ cấu tổ chức của trường mầm non. Làm căn cứ để các trường mầm non thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục.

Quy định về cơ cấu tổ chức của trường mầm non tư thục

Nhà trường, nhà trẻ tư thục có cơ cấu tổ chức đảm bảo các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định tại Điều lệ trường mầm non và phù hợp với điều kiện, quy mô của trường, bao gồm:

Hội đồng quản trị (nếu có).

Nhà trường, nhà trẻ tư thục có từ hai thành viên góp vốn trở lên phải có Hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý và là tổ chức đại diện duy nhất cho quyền sở hữu của nhà trường, nhà trẻ. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết nghị của Đại hội đồng thành viên góp vốn. Có quyền quyết định những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, quy hoạch, kế hoạch và phương hướng đầu tư phát triển của nhà trường, nhà trẻ phù hợp với quy định của pháp luật.

Hội đồng quản trị có từ 02 (hai) đến 11 (mười một) thành viên. Do Đại hội đồng thành viên góp vốn bầu và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 (năm) năm.

Đối tượng tham gia Hội đồng quản trị là những người có vốn góp xây dựng nhà trường, nhà trẻ. Hoặc người đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân có số vốn góp theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.

Quy định về cơ cấu tổ chức của trường mầm non
Quy định về cơ cấu tổ chức của trường mầm non

Nhà trường, nhà trẻ tư thục không có Hội đồng quản trị

Nhà trường, nhà trẻ tư thục do 1 thành viên góp vốn (sau đây gọi chung là Nhà đầu tư). Đầu tư toàn bộ kinh phí xây dựng và kinh phí hoạt động của trường thì không có Hội đồng quản trị.

Nhà đầu tư có nhiệm vụ và quyền hạn như Hội đồng quản trị. Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 9 và khoản 4 Điều 10 của Quy chế này. Nhà đầu tư có thể đồng thời là Hiệu trưởng nếu có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Quy chế này.

Nếu Hiệu trưởng không phải là Nhà đầu tư thì phải chịu trách nhiệm trước Nhà đầu tư về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 4 Điều 13 của Quy chế này.

Quy định về cơ cấu tổ chức của trường mầm non tư thục – Ban kiểm soát.

Ban kiểm soát của nhà trường, nhà trẻ tư thục do Hội đồng quản trị thành lập. Có số lượng từ 3 đến 5 thành viên. Trong đó có đại diện thành viên góp vốn, giáo viên, đại diện cha mẹ học sinh. Trong Ban kiểm soát phải có thành viên có chuyên môn về kế toán. Trưởng Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị bầu trực tiếp.

Thành viên của Ban Kiểm soát không phải là thành viên Hội đồng quản trị. Hiệu trưởng, Kế toán trưởng và không có quan hệ cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ, anh chị em ruột với thành viên Hội đồng quản trị. Hiệu trưởng, Kế toán trưởng nhà trường, nhà trẻ.

Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.

Ban kiểm soát có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, của Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu và các đơn vị, tổ chức trong nhà trường, nhà trẻ.

b) Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của nhà trường, nhà trẻ và thực hiện chế độ tài chính công khai.

c) Định kỳ thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của mình và nội dung các báo cáo, kết luận, kiến nghị của Ban kiểm soát trước khi chính thức thông qua Đại hội đồng thành viên góp vốn.

d) Báo cáo Đại hội đồng thành viên góp vốn về kết quả kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường tại các kỳ họp của Đại hội đồng thành viên góp vốn.

đ) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.

Quy định về cơ cấu tổ chức của trường mầm non tư thục – Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng.

Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục là người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Khi được đề cử không quá 65 tuổi và không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước.

Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ. Chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan quản lý giáo dục và Hội đồng quản trị (nếu có) về việc tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ. Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 (năm) năm.

Phó Hiệu Trưởng thực hiện nhiệm vụ được giao, giúp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giáo viên trong mỗi đợt, kì và năm học

Quy định về cơ cấu tổ chức của trường mầm non
Quy định về cơ cấu tổ chức của trường mầm non

Tổ chuyên môn.

Thành phần: Giáo viên và cô nuôi.
– Tổ chuyên môn có tổ trưởng, tổ phó và các thành viên

Tổ văn phòng.

– Thành phần:  BGH, Văn thư, kế toán và nhân viên khác.
– Tổ văn phòng có tổ trưởng và các thành viên.

Tổ chức đoàn thể.

– Chi bộ đảng:
– Tổ chức công đoàn:
– Ban thanh tra nhân dân:
– Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:

Các nhóm, lớp.

Dịch vụ thành lập trường mầm non của Luatvn.vn

Bạn là cá nhân, tổ chức có mong muốn thành lập trường mầm non tư thục. Chưa biết rõ về các quy định, hồ sơ thủ tục. Hãy đến với dịch vụ thành lập trường mầm non trọn gói của Luatvn.vn. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm am hiểu luật pháp sẽ hoàn tất mọi thủ tục xin phép thành lập đầy đủ nhất. Luatvn.vn cam kết thực hiện nhanh chóng dịch vụ đúng theo thỏa thuận thời gian của hai bên. Bạn hoàn toàn yên tâm về dịch vụ uy tín tận tâm của chúng tôi.

Mọi thông tin chi tiết Quý khách vui lòng liên hệ với Luatvn.vn qua số Hotline/Zalo: 076 338 7788. Để được tư vấn miễn phí và cụ thể cho từng trường hợp.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788