Thủ tục nhượng quyền thương mại (franchise

Hiện nay, trên thực tế hoạt động nhượng quyền thương mại khá phổ biến của các chủ thể kinh doanh. Nhờ hoạt động này mà các chủ thể kinh doanh có thể mở rộng thị trường và phát triển hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của mình hơn. Vậy Nhượng quyền thương mại là gì, được hiểu như thế nào. Hãy cùng Luatvn.vn tìm hiểu rõ qua bài viết dưới đây.

Quý khách còn chưa nắm được thủ tục nhượng quyền thương mại (franchise) hãy liên hệ với luatvn.vn số hotline/zalo: 0763387788 để được tư vấn miễn phí.

Nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu
  1. Cơ sở pháp lý:
  • Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
  • Thông tư 09/2006/TT-BTM.
  1. Quyền thương mại là gì, Nhượng quyền thương mại là gì?
  2. Căn cứ tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, quy định Quyền thương mại như sau:

Quyền thương mại bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:

– Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền.

– Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung.

– Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung.

– Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.

Theo đó:

  • Bên nhượng quyền là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
  • Bên nhận quyền là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.
  • Bên nhượng quyền thứ cấp là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp.
  • Bên nhận quyền sơ cấp là thương nhân nhận quyền thương mại từ Bên nhượng quyền ban đầu.
  • Bên nhận quyền thứ cấp là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ Bên nhượng quyền thứ cấp.
  1. Nhượng quyền thương mại (franchise) là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định. Kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại là công việc kinh doanh do Bên nhận quyền tiến hành theo hợp đồng nhượng quyền thương mại.
  • Điều kiện của Bên nhượng quyền thương mại

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP quy định điều kiện đối với Bên nhượng quyền như sau:

  • Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
  • Nhượng quyền
    Nhượng quyền
  1. Thẩm quyền cho phép đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại:
  • Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP về Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam do Bộ Thương Mại cho phép.
  • Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 35/2006/NĐ-CP và Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM quy định hồ sơ như sau:

Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Thương mại bao gồm:

+Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu.

+ Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu.

+ Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam.

+ Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.

+ Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.

  1. Trình tự thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, Bên dự kiến nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo thủ tục sau đây:

Bước 1: Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến Bộ Thương Mại

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ

Lưu ý: Các thời hạn được nêu không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

Bước 3: Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.

Trên đây là toàn bộ thông tin đề cập tới thủ tục nhượng quyền thương mại theo quy định pháp luật. Quý bạn đang có nhu cầu thực hiện thủ tục nhượng quyền thương mại nhanh chóng, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Mọi chi tiết về từng dịch vụ, quý bạn đọc vui lòng tham khảo thông tin dưới đây:

Thông tin liên lạc Luật VN:

Hotline: 076.338.7788;

Địa chỉ miền Nam: 18 Hoàng Kế Viêm, Phường 12, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh;

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788