Thủ tục tạm trú cho người nước ngoài, Để người nước ngoài được lưu trú ở một quốc gia thì người đó cần thẻ tạm trú. Trên cơ sở đó, chúng tôi hướng dẫn thủ tục để làm thủ tục tạm trí và được cấp Thẻ tạm trú cho người nước ngoài.
Mục lục
- 1 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- 2 Những điều kiện cần có để làm thủ tục tạm trú cho người nước ngoài
- 3 Trình tự thực hiện.
- 3.1 Bước 1: Người khai báo tạm trú tiếp nhận thông tin về nơi tạm trú của người nước ngoài.
- 3.2 Bước 2: Kê khai, nộp tờ khai tạm trú cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn công an, đồn (sau đây gọi chung là Đồn Công an cấp xã) nơi có cơ sở lưu trú (tờ khai tạm thời).
- 3.3 Bước 3: Người khai báo tạm trú sẽ nhận ngay tờ khai tạm trú có xác nhận của Công an cấp xã.
- 3.4 Tài liệu tham khảo:
- 4 Hướng dẫn khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua mạng
- 4.1 Bước 1: Truy cập vào website của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh nơi đặt cơ sở lưu trú.
- 4.2 Bước 2: Chọn Tải xuống để xem hướng dẫn cụ thể hoặc bấm vào đăng ký để tiến hành tạo tài khoản khai báo tạm trú cho người nước ngoài.
- 4.3 Bước 3: Đăng ký tài khoản
- 4.4 Bước 4: Đăng nhập vào tài khoản của bạn
- 4.5 Bước 5: Khai báo thời gian lưu trú cho người nước ngoài
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014).
- Thông tư số 53/2016/TT-BCA ngày 28/12/2016 của Bộ Công an quy định cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Thông tư số 04/2015/TT-BCA, ngày 05/01/2015 của Bộ Công an quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Quý khách tham khảo thêm: Luật Quốc Bảo
Những điều kiện cần có để làm thủ tục tạm trú cho người nước ngoài
Điều kiện 1: Đối tượng trong danh sách dưới đây được làm thủ tục tạm trú cho người nước ngoài bao gồm:
- Thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
- Thành viên cơ quan ngoại giao, lãnh sự, Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
- Người vào làm việc, người vào thăm với cơ quan ngoại giao, lãnh sự, Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ.
- Người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp, doanh nghiệp tại Việt Nam Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
- Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
- Người đứng đầu, người vào làm việc ở văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
- Cấp thủ tục tạm trú hay thẻ cho người vào thực tập, học tập. dự hội nghị, hội thảo, phóng viên, báo chí, làm lao động, du lịch tại Việt Nam.
Điều kiện 2: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú:
- Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh
- Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài
- Giấy tờ chứng minh thuộc diện xem xét cấp thẻ tạm trú là một trong các loại giấy tờ như: giấy phép lao động, giấy xác nhận là Trưởng Văn phòng đại diện, thành viên Hội đồng quản trị hoặc các giấy tờ khác có giá trị chứng minh đủ điều kiện cấp thẻ tạm trú.
Điều kiện 3: Cá nhân, tổ chức thực hiện cấp thẻ tạm trú như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thời gian nhận hồ sơ từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).
- Người nhận đưa giấy biên nhận, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả để đối chiếu, nếu đầy đủ và đúng người thì yêu cầu ký nhận, yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu phí và trả thẻ tạm trú cho người đến nhận kết quả từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).
Trình tự thực hiện.
Bước 1: Người khai báo tạm trú tiếp nhận thông tin về nơi tạm trú của người nước ngoài.
Bước 2: Kê khai, nộp tờ khai tạm trú cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn công an, đồn (sau đây gọi chung là Đồn Công an cấp xã) nơi có cơ sở lưu trú (tờ khai tạm thời).
Người dân có thể gửi thông tin qua fax trước hoặc thông báo thông tin qua điện thoại cho Công an cấp xã).
- Trường hợp nội dung tờ khai tạm trú cho người nước ngoài được ghi đầy đủ, phải nhập cảnh và xác nhận theo quy định;
- Trường hợp nội dung tờ khai tạm trú đối với người nước ngoài chưa đầy đủ thì người khai báo tạm trú được yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Bước 3: Người khai báo tạm trú sẽ nhận ngay tờ khai tạm trú có xác nhận của Công an cấp xã.
+ Tài liệu: 01 tờ khai tạm trú cho người nước ngoài (mẫu NA17).+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh năm 2014
2. Thông tư 31/2015/TT-BCA giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam
Đó là những thông tin Luật Quốc Bảo chia sẻ về thủ tục tạm trú dành cho người nước ngoài. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trinh làm giấy tờ pháp lý. Hoặc quý khách cũng có thể liên hệ với Luật Quốc Bảo để được hỗ trợ. Hotline/Zalo: 076 338 7788.
Quý khách tham khảo thêm: Luật Quốc Bảo
Hướng dẫn khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua mạng
Bước 1: Truy cập vào website của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh nơi đặt cơ sở lưu trú.
Wesite thường có cấu trúc: https://tentinh.xuatnhapcanh.gov.vn
Trong đó “tên tỉnh” là tên gọi của tỉnh, thành phố nơi lưu trú tọa lạc như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, hungyen, namdinh, Hải Dương…
Bước 2: Chọn Tải xuống để xem hướng dẫn cụ thể hoặc bấm vào đăng ký để tiến hành tạo tài khoản khai báo tạm trú cho người nước ngoài.
Bước 3: Đăng ký tài khoản
Bước 4: Đăng nhập vào tài khoản của bạn
Bước 5: Khai báo thời gian lưu trú cho người nước ngoài
Quý khách tham khảo thêm: Luật Quốc Bảo
BÀI VIẾT LIÊN QUAN