Xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2021

Xuất khẩu lao động Nhật Bản làm giàu là nhu cầu và mơ ước của các bạn trẻ, có nhiều con đường để làm giàu Xuất khẩu lao động Nhật Bản là một cách để các bạn trẻ thực hiện giấc mơ làm giàu. Thực tế số lượng người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản sau 3 năm, 5 năm kiếm tiền về để cải thiện cuộc sống mở cơ sở kinh doanh, thành lập công ty riêng của mình rất lớn…

Xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện nay được xem là xu hướng của nhiều người Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, Luật VN xin tóm tắt những câu hỏi chúng tôi đã thu thập được về vấn đề xuất khẩu lao động Nhật Bản, từ đó giúp bạn đọc giải quyết mọi khó khăn một cách nhanh chóng và hợp pháp.

Mục lục

Căn cứ pháp luật:

  • Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
  • Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;
  • Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
  • Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;
  • Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
  • Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2003 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài
  • Nghị định 38/2020/NĐ-CP  ngày 03 tháng 4 năm 2020 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

xkld nhat ban 1 1

Số lượng người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản mỗi năm

  • Trong số 142.860 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2020, thị trường Nhật Bản có 68.737 lao động (27.610 lao động nữ), Đài Loan: 60.369 lao động (19.273 lao động nữ), Hàn Quốc: 6.538 lao động (736 lao động nữ). , Ả Rập Xê Út: 1.920 nhân viên (1.679 lao động nữ), Romania: 1.319 nhân viên (49 lao động nữ), Malaysia: 1.102 nhân viên (634 lao động nữ), Algeria: 1.014 lao động nam, Kuwait: 794 nhân viên (01 lao động nữ); Macao: 263 nhân viên (247 lao động nữ); Singapore: 117 nhân viên (05 nhân viên nữ) và các thị trường khác.
  • Nhìn vào những con số thống kê trên, bạn sẽ thấy xuất khẩu lao động của Nhật Bản đang đi đầu, trở thành sự lựa chọn nghề nghiệp của nhiều người lao động.
  • Với lợi thế về tiền lương và nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn trong năm 2020, Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí số 1, và số lượng lao động Việt Nam đăng ký sang Nhật Bản cũng tăng lên đáng kể.

Đối tượng nào được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Anh Hoàng Tuấn (Lâm Đồng) hỏi: “Thưa luật sư, hiện nay tôi đang có nhu cầu đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản tuy nhiên lại không hiểu rõ về những đối tượng đủ điều kiện để đi XKLĐ bên Nhật như thế nào? Luật sư có thể cho giải đáp giúp tôi được không ạ?”

Luật sư: Cảm ơn anh Tuấn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Theo quy định xuất khẩu lao động, nam hay nữ đủ 18 tuổi trở lên và dưới 37 tuổi đều có thể đăng ký đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Bên cạnh đó anh Tuấn cũng cần nắm bắt, đối chiếu với những điều kiện cụ thể trong phần chia sẻ tiếp dưới đây. 

Điều kiện để được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Tiếp nối câu hỏi của anh Tuấn (Lâm Đồng) cũng như những băn khoăn, thắc mắc chung của nhiều người. Luật sư của chúng tôi xin chia sẻ những điều kiện cụ thể để được đi xuất khẩu lao động – Du học Nhật Bản như sau:

Điều kiện về độ tuổi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Yêu cầu độ tuổi khi sang Nhật Bản làm việc ở nước ngoài là từ 18 đến 37 tuổi. Trong đó, độ tuổi dễ dàng sang Nhật Bản xuất khẩu kinh doanh nằm trong khoảng từ 19 đến 30 tuổi.
Các đơn đặt hàng đòi hỏi kỹ năng cao và kinh nghiệm làm việc như may mặc, xây dựng và nông nghiệp sẽ lấy tuổi tối đa 37 tuổi.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng đơn hàng Nhật, ngành nghề, công việc và  tùy vào tay nghề, kinh nghiệm của người lao động mà biên độ tuổi có thể nới rộng hoặc thu hẹp. Ở từng ngành nghề khác nhau, chủ sử dụng lao động Nhật Bản lại có yêu cầu độ tuổi dành cho lao động khác nhau.

Điều kiện trình độ, bằng cấp đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Thông thường, để đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, các đối tượng tham gia cần phải tốt nghiệp cấp II trở lên. Tuy nhiên hiện nay do nhu cầu tuyển dụng XKLĐ Nhật ngày càng lớn, phía Nhật cũng dần linh động và nới lỏng quy định về bằng cấp, trình độ hơn cho người tham gia chương trình TTS kỹ năng tại Nhật.

Tùy vào tính chất công việc, và tùy từng đơn hàng mà yêu cầu về trình độ văn hóa của lao động của khác nhau. Hiện tại có 1 số ít đơn hàng cũng lấy lao động chỉ tốt nghiệp THCS. Tuy nhiên, phần lớn các đơn hàng đều yêu cầu ứng viên tốt nghiệp từ THPT, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học… Đặc biệt, với đơn hàng kỹ sư, kỹ thuật viên, lao động cần có trình độ chuyên môn cao mới có thể làm việc tại xí nghiệp Nhật được.

Hầu hết các đơn đặt hàng như cơ khí, điện tử, ô tô, đơn đặt hàng trong các nhà máy, v.v. sẽ yêu cầu bằng tốt nghiệp trung học trở lên (trung học phổ thông – cấp III).

Điều kiện về trình độ văn hóa khi tham gia chương trình thực tập sinh Nhật

  • Bằng cấp: tốt nghiệp THCS, THPT
  • Đào tạo tiếng Nhật sau trúng tuyển
  • Đào tạo tay nghề nếu đơn hàng có yêu cầu tay nghề, kinh nghiệm.
  • Điều kiện về trình độ văn hóa khi tham gia chương trình kỹ sư, kỹ thuật viên
  • Bằng cấp: tốt nghiệp từ Cao đẳng trở lên
  • Trình độ tiếng Nhật: từ N4 trở lên

Điều kiện về ngoại hình đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Tùy từng đơn hàng, tính chất công việc và tùy từng xí nghiệp Nhật mà yêu cầu về ngoại hình của lao động cũng chênh lệch nhau. Nhưng thông thường, điều kiện ngoại hình chung dành cho lao động đi làm việc tại Nhật sẽ là:

  • Nam cao từ 1m60, nặng từ 50 kg trở lên;
  • Nữ cao từ 1.50,  nặng từ 40kg trở lên.

Một số đơn hàng cần sức khỏe, thể lực hay chiều cao của ứng viên sẽ có điều chỉnh khác nhau và điều này sẽ được thông báo cụ thể ở từng đơn hàng. Và thường các đơn hàng công xưởng sẽ yêu cầu về ngoại hình của lao động cao hơn so với các đơn hàng làm việc ngoài công trường.

  • Nhiều ngành nghề rất coi trọng điều kiện ngoại hình của người lao động. Người sử dụng lao động và công đoàn ở Nhật Bản thường trực tiếp phỏng vấn người lao động để lựa chọn ứng viên. Có những đơn đặt hàng yêu cầu tiêu chí cao hơn hoặc thấp hơn cho chiều cao 1-2 cm cho người lao động.
  • Đòi hỏi vẻ ngoài cân đối, không quá gầy hay quá béo

Điều kiện về sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Sức khỏe của lao động là một trong những tiêu chí mà đối tác Nhật xem xét kỹ lưỡng nhất trước khi quyết định lựa chọn bạn tham gia đơn hàng. Để đủ điều kiện sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, thì sức khỏe của bạn cần đáp ứng được các tiêu chí như:

Đạt chiều cao/cân nặng tối thiểu: 1m48/40kg đối với Nữ và 1m60/50kg đối với Nam;

Không mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh thuộc diện cấm nhập cảnh vào Nhật Bản (HIV,  viêm gan B, viêm phổi, giang mai, lậu…); Không được có hình xăm trên cơ thể; Không phải là người bị dị tật.

Có giấy chứng nhận sức khỏe từ bệnh viện đủ điều kiện khám bệnh cho người đi xuất khẩu lao động, được cấp phép của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

“Trước tình hình dịch Covid-19 hiện nay có nhiều khả năng các nước sẽ yêu cầu người nhập cảnh phải tiêm Vắc xin Covid-19 do đó nếu bạn có ý định đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản hoặc các nước tốt nhất chấp hành nghiêm chỉnh việc tiêm Vắc xin Covid-19 vừa là phòng bệnh cho mình và đảm bảo an toàn dịch bệnh cho Cộng đồng”.

xkld nhat ban 12

Điều kiện về pháp lý để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Theo Điều 42, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài:

Điều kiện để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài được quy định như sau: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài; Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt;

Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động; Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động; Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết; Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Những trường hợp không đủ điều kiện pháp lý để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản bao gồm:

  • Người có tiền án, tiền sự. Cho dù người đó đã mãn hạn tù (hết án, người bị án treo) cũng không thể đi XKLĐ Nhật;
  • Người bị hạn chế nhập cảnh vào Nhật Bản, người bị cấm xuất ra nước ngoài;

Điều kiện tài chính đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Để tham gia chương trình thực tập sinh tại Nhật, người lao động cần chuẩn bị đủ một nguồn tài chính nhất định để chi trả các khoản chi phí xuất khẩu lao động Nhật. Tùy vào từng đơn hàng, thời hạn hợp đồng, mức lương và công việc mà mức chi phí đi Nhật sẽ khác nhau.

Thông thường, chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản làm việc sẽ phụ thuộc vào đơn hàng người lao động lựa chọn:

  • Đơn hàng 1 năm hoặc 3 năm.
  • Đơn đặt hàng làm việc trong nhà máy hoặc ngoài trời.
  • Đơn đặt hàng cho kỹ sư, thực tập sinh kỹ thuật hoặc y tá.
Tiếp theo là các khoản phí khác như:
  • Chi phí khám sức khỏe.
  • Phí dịch vụ.
  • Phí đào tạo tiếng Nhật
  • Học phí dạy nghề (nếu có)
Thực tế hiện nay thì chi phí cho người lao động muốn đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản giao động từ 30.000.000 đến 130.000.000 (Tùy thuộc vào đơn hàng).

Điều kiện tay nghề, kinh nghiệm làm việc đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Không phải đơn hàng Nhật Bản nào cũng yêu cầu ứng viên phải có tay nghề hay kinh nghiệm làm việc. Và tùy từng đơn hàng, từng lĩnh vực công việc khác nhau mà những điều kiện về kinh nghiệm làm việc của lao động cũng sẽ khác nhau. Thường thì các đơn hàng về cơ khí, may mặc, hàn,… sẽ yêu cầu kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Ngoài yếu tố kinh nghiệm làm việc, độ tuổi, ngoại hình, trình độ văn hóa,… phía tuyển dụng Nhật cũng rất chú trọng thái độ, cách cư xử của ứng viên khi tham gia phỏng vấn.

Không cần kinh nghiệm:

Nông nghiệp, chế biến thực phẩm, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến cơ khí…

Kinh nghiệm cần thiết:

Hàn, tiện CNC, may, lái xe máy xây dựng,
Nếu bạn quan tâm đến một đơn đặt hàng nhất định, nhưng không đáp ứng các yêu cầu về kinh nghiệm và kỹ năng, vui lòng liên hệ 0763387788 để được tư vấn thêm.

Điều kiện hồ sơ đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Để hoàn thiện hồ sơ thủ tục sang Nhật Bản làm việc người lao động cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:
  • Sơ yếu lý lịch có ảnh và có xác nhận của xã – phường (01 bản)
  • Giấy chứng nhận công an xã (xác nhận không có tiền án tiền sự) (01 bản sao)
  • Ảnh công chứng cmnd hoặc thẻ căn cước công dân; giấy khai sinh; sổ hộ khẩu, bằng tốt nghiệp (1 bản sao)
  • Ảnh chụp 4×6 (nền trắng, áo sơ mi trắng – cà vạt nam) (06 chiếc)
Để xin visa, thực tập sinh cần chuẩn bị rất nhiều giấy tờ, cần chú ý rất nhiều giấy tờ quan trọng: Trong quá trình xin visa như thời gian làm việc của đại sứ quán, thời hạn xin visa. Tại đây, sẽ hướng dẫn chi tiết quá trình hoàn tất thủ tục xin visa một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Để xin visa làm việc dài hạn ở nước ngoài, thực tập sinh cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Hộ chiếu (Nếu bạn không có hộ chiếu, bạn có thể làm điều đó tại cơ quan xuất nhập cảnh với mức phí 200.000 VND / người)
  • Tờ khai xin cấp visa
  • Ảnh chụp 4.5 x 4.5 (Ảnh mới không quá 3 tháng)
  •  Giấy chứng nhận tư cách lưu chú (Bản chính + Bản sao).
  •  Hợp đồng lao động gốc.
  •  Thông báo tuyển dụng
  • Giấy tiếp nhận tu nghiệp (Nếu có).

Điều kiện khác để đi XKLĐ Nhật Bản

Ngoài các điều kiện đi làm việc tại Nhật kể trên, tiêu chí quan trọng để bạn có thể tham gia chương trình TTS Nhật Bản chính là phải thể hiện thật tốt và thi đỗ đơn hàng đã đăng ký tham gia. Trong thời gian học tập và rèn luyện tại Việt Nam cho đến trước khi xuất cảnh, nếu có vi phạm nghiêm trọng hoặc xảy đến vấn đề bất khả kháng, bạn có thể bị loại khỏi chương trình này.

Các đơn hàng xuất khẩu Nhật Bản 2021
Các đơn hàng xuất khẩu Nhật Bản 2021

Thời hạn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Bạn Mai (Quận 2, TP.HCM) hỏi: “Luật sư cho em hỏi, khi đã đáp ứng các điều kiện đi xuất khẩu lao động, du học Nhật Bản rồi thì thời hạn đi là mấy năm ạ?”

Luật sư trả lời:

Thực tế, chương trình XKLĐ Nhật Bản với visa thực tập sinh sẽ có thời hạn nhất định phụ thuộc vào thời hạn có hợp đồng. Hiện có chương trình đi XKLĐ 1 năm, 3 năm cho người lao động lựa chọn.

Đối với các lao động chọn chương trình 1 năm, sau khi hoàn thành hợp đồng 1 năm bạn bắt buộc phải về nước và không có cơ hội quay lại Nhật với visa TTS. Trường hợp bạn tham gia các Đơn hàng đi Nhật 3 năm thì thời hạn kết thúc hợp đồng là 3 năm. Tuy nhiên thì đối với đơn hàng 3 năm, người lao động có thể gia hạn hợp đồng thêm 2 năm nữa. Do đó tổng cộng thời gian làm việc ở Nhật lên đến 5 năm.

Những ngành nghề đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Chị Nhung (Bình Dương) đặt câu hỏi: “Chào Luật sư tại Luatvn.vn sang năm tôi có ý định cho con tôi đi xuất khẩu lao động sang Nhật. Tuy nhiên tôi còn khá mơ hồ về những ngành nghề có thể đi XKLĐ sang bên đó. Vậy luật sư có thể giải đáp kỹ hơn về điều này không ạ?”

Luật sư: Hiện nay đối tượng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ được định hướng theo 10 ngành nghề bao gồm:

  • Ngành Cơ khí
  • Ngành Xây dựng
  • Ngành Chế biến thực phẩm
  • Ngành Nông nghiệp
  • Ngành Dệt may
  • Ngành Chế biến thủy sản
  • Ngành Lắp ráp linh kiện điện tử
  • Ngành Chăn nuôi bò sữa
  • Ngành Trồng nấm
  • Ngành Tiện phay CNC

Những Công ty được đưa người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Anh Tiến Đạt (Vũng Tàu) có gửi câu hỏi về hòm thư Luatvn.vn như sau: “Luật sư ơi, hiện nay có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ đưa người đi sang Nhật Bản xuất khẩu lao động cũng như đi du học. Tuy nhiên tôi thấy nhiều người rơi vào tình trạng tiền mất, tật mang. Đã đóng khá nhiều tiền rồi nhưng đợi thời gian lâu không được đi, hoặc nếu có đi thì cũng không theo cam kết ban đầu của công ty. Luật sư có thể cho tôi biết hiện nay có những công ty nào được cấp phép của nhà nước đưa người đi xuất khẩu lao động ạ?”

Luật sư:

Để lựa chọn được công ty đưa người đi xuất khẩu lao động, du học Nhật Bản uy tín nhất, không qua môi giới anh có thể gọi điện trực tiếp để được luật sư tư vấn, phân tích những ưu – nhược điểm qua Hotline: 0778.738.886 (HN) – 0763.387.788 (TP.HCM)

Thế nào được gọi là môi giới đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Hiện nhiều người chưa hiểu rõ bản chất của việc môi giới đi xuất khẩu lao động – du học Nhật Bản là như thế nào. Luật sư tại Luatvn.vn xin giải thích rõ hơn về điều này như sau:

Môi giới chính là người trung gian giữa người lao động và các công ty xuất khẩu lao động, công việc của môi giới là tìm kiếm người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động rồi giới thiệu cho các công ty đó. Những người này sẽ thu thêm của người lao động một khoản tiền gọi là “phí môi giới”.

Môi giới XKLĐ có thể là một người làm tự do, cũng có thể là nhân viên của cơ quan tổ chức nào đó và cũng có thể chính là nhân viên trong công ty phái cử. Nói chung, bất kỳ ai cũng có thể làm môi giới XKLĐ được và đôi khi những người làm bộ phận tuyển dụng lao động đi XKLĐ trong chính các công ty XKLĐ cũng được coi là một dạng môi giới.

Những rủi ro người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản gặp phải

“Luật sư ơi, cháu đang có ý định đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản nhưng đọc tin tức, báo chí có nhiều rủi ro quá nên cháu rất hoang mang. Luật sư có thể chỉ rõ hơn về những rủi ro thường gặp nhất khi quyết định sang Nhật làm việc không ạ?” (Bạn Thắng – Quận 1. TPHCM)

Luật sư: Việc đi làm việc trong nước hay xuất khẩu lao động Nhật Bản tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của chúng tôi trong suốt những năm làm nghề thì sẽ có những rủi ro phổ biến mà người lao động dễ gặp phải như sau:

  •  Bị lừa đảo của môi giới, cò mồi
  • Chi phí phát sinh gấp nhiều lần
  • Môi trường làm việc có thể khắc nghiệt
  • Công ty phá sản, ngừng hoạt động
  • Điều kiện sinh hoạt không cao

Chi phí người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cần chuẩn bị

Thưa luật sư, chi phí người đi xuất khẩu lao động – Du học Nhật Bản có đắt không ạ? Nếu tôi muốn đi thì phải chuẩn bị trước những loại chi phí gì? Cụ thể như thế nào ạ?”

Luật sư trả lời: Những chi phí khi đi XKLĐ Nhật Bản mà bạn buộc phải nắm chắc bao gồm:

1. Chi phí khám sức khỏe

Bạn đi xuất khẩu lao động ở bất kỳ quốc gia nào đều phải khám sức khỏe. Đây là khâu đầu tiên nhưng cũng là khâu vô cùng quan trọng.

Khám để kiểm tra tổng quát sức khỏe của bạn, xem bạn có đáp ứng được yêu cầu làm việc tại Nhật Bản hay không.

Giá của gói khám sức khỏe sẽ tùy thuộc vào danh mục yêu cầu khám. Trung bình thì mức giá khám sức khỏe đi nước ngoài dao động từ 700.000 – 1.200.000 đồng.

Các bệnh viện đủ tư cách để khám sức khỏe đi nước ngoài sẽ do công ty xuất khẩu lao động chỉ định. Vì vậy nên bạn không nên tự ý đi khám để tránh tình trạng mất tiền nhưng không nhận được giấy khám hợp lệ.

2. Chi phí học tạo nguồn

Chi phí học nguồn là các khoản chi phí người lao động phải trả trước khi tham gia thi tuyển đơn hàng đi Nhật. Chi phí này bao gồm: tiền học tiếng Nhật cơ bản, tiền ăn ở và đi lại.

Tùy vào công ty mà khoản tiền này sẽ được miễn phí hoặc bắt buộc. Thời gian đào tạo nguồn này kéo dài khoảng 5-7 ngày. Mục đích của việc đào tạo là giúp bạn tạo được ấn tượng tốt đẹp trước nhà tuyển dụng, tỉ lệ đỗ đơn sẽ cao hơn.

3. Chi phí dịch vụ và môi giới

Đây là khoản chi phí mà người lao động cần trả cho công ty xuất khẩu lao động để thực hiện hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài.

Về khoản tiền môi giới, các công ty, doanh nghiệp xuất khẩu lao động chỉ được phép thu khoản tiền môi giới của người lao động trong trường hợp bên đối tác nước ngoài yêu cầu.

4. Chi phí đào tạo tiếng Nhật sau khi trúng tuyển đơn hàng

Sau khi qua vòng thi tuyển đơn, người lao động trúng tuyển sẽ được đào tạo tiếng Nhật. Thời gian đào tạo trung bình từ 4-6 tháng trước khi xuất cảnh.

Qua khóa đào tạo này, người lao động sẽ học và rèn luyện tiếng Nhật, tiếp thu kiến thức văn hóa – xã hội và thích ứng dần với môi trường sống kiểu Nhật Bản.

Người lao động trước khi sang Nhật đều phải học khóa học tiếng này. Đây là yêu cầu bắt buộc, cũng là điều kiện đủ để có thể đi xuất khẩu Nhật Bản.

Chi phí cho khóa học sẽ bao gồm: học phí, tiền giáo trình, tài liệu, tiền ăn ở, tiền ký túc, tiền sinh hoạt phí hàng ngày,…

5. Tiền cọc chống trốn( Hiện nay không có nữa)

Những năm trước đây, đa số các công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản đều yêu cầu người lao động đặt cọc chống trốn. Tuy nhiên từ năm 2017 trở lại đây, khoản thu này đã được loại bỏ hoàn toàn.

Điều này giúp người lao động tiết kiệm được một khoản tiền tương đối lớn. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng bỏ phí, một số công ty “có vấn đề” vẫn thu khoản phí này. Do đó, người lao động cần phải thật cẩn thận.

6. Phí hồ sơ, dịch thuật

Để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động phải tiến hành làm hồ sơ. Trong hồ sơ có các loại giấy tờ khác nhau, tất cả giấy tờ đều phải dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Nhật. Công ty xuất khẩu lao động sẽ xử lý thay cho bạn.

7. Visa, giấy tờ, vé máy bay

Bên cạnh hồ sơ người lao động phải làm nhiều loại thủ tục, giấy tờ khác, trong đó có xin visa để xuất cảnh sang Nhật.

Các thủ tục này sẽ do công ty phái cử hoàn thành giúp người lao động, chi phí của mỗi công ty cũng sẽ khác nhau.

8. Phụ phí phát sinh ngoài

Bên cạnh các khoản phí nêu trên trong nhiều trường hợp bạn phải đóng những chi phí phát sinh như: quần áo, đồng phục, vali,.. Đây là những chi phí trong quá trình học tiếng, tập huấn tay nghề.

Người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cần chuẩn bị giấy tờ

Nếu bây giờ tôi đi xuất khẩu lao động bên Nhật Bản thì tôi phải chuẩn bị những loại giấy tờ gì, Luật sư có thể giải đáp giúp tôi được không ạ?”

Về phần hồ sơ hoàn chỉnh, người lao động sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đi XKLD Nhật Bản gồm các giấy tờ như sau:

Ảnh thẻ cỡ 3×4 và 4×6

Sơ yếu lý lịch

Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước, sổ hộ khẩu

Bằng tốt nghiệp hoặc học bạ, chứng chỉ

Giấy xác nhận hạnh kiểm (nhân sự)

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Giấy khám sức khỏe

Bản cam kết của gia đình và thực tập sinh

Hộ chiếu

Liên hệ ngay tới Hotline 0778.738.886 (HN) – 0763.387.788 (TP.HCM) để được tư vấn chính xác và cụ thể về giấy tờ cần chuẩn bị để đi xuất khẩu lao động – Du học Nhật Bản.

Quá trình phỏng vấn, học tiếng chuẩn bị đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

“Trình tự thủ tục về quá trình phỏng vấn, học tiếng để chuẩn bị đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có phức tạp không, tôi cần phải thực hiện lần lượt theo những bước như thế nào?”

Để được duyệt đi xuất khẩu lao động hoặc đi du học Nhật Bản bạn cần thực hiện theo trình tự 8 bước như sau:

Bước 1: Sơ tuyển đầu vào đối với người lao động

Các công ty xuất khẩu lao động tiến hành tuyển chọn lao động xem có phù hợp với đơn hàng ứng viên định ứng tuyển theo những tiêu chí chung như:
– Ngoại hình
– Thể lực
– Sức khỏe
– Bằng cấp
– Độ tuổi
– Ý thức, kỷ luật,…

Bước 2: Khám sức khỏe

Đủ điều kiện tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản khi bạn không mắc 1 trong 13 nhóm bệnh: Tim mach, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, thận và tiết niệu, thần kinh, tâm thần, cơ quan sinh dục, cơ xương khớp, da liễu và hoa liễu, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt.
Chi tiết những bệnh trong các nhóm trên xem tại đây.

Bước 3: Đào tạo định hướng trước khi thi tuyển

Thực tập sinh sẽ được tham gia một khóa đào tạo định hướng trong vòng 1 tháng về công việc làm tại Nhật.
Nội dung đào tạo gồm:
– Định hướng công việc phù hợp
– Giới thiệu về văn hóa, tác phong làm việc của người Nhật
– Hướng dẫn chuẩn bị phỏng vấn, thi tuyển
– Đào tạo cơ bản về ngành nghề
– Đào tạo căn bản tiếng Nhật phục vụ phỏng vấn, thi tuyển

Bước 4: Thi tuyển, phỏng vấn trực tiếp

Hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản đều cử người sang Việt Nam tuyển chọn trực tiếp lao động, đối với một số công ty không thu xếp được thời gian sang Việt Nam tuyển chọn thông thường vẫn giao phó lại cho nghiệp đoàn – cơ quan trực tiếp quản lý thực tập sinh kỹ năng trong thời gian làm việc 3 năm tại Nhật Bản.

Tất cả ứng viên sẽ trải qua các bài test kỹ năng, tay nghề, IQ…Những bạn trúng tuyển sẽ được đào tạo nâng cao cả về kiến thức công việc, tiếng Nhật và tay nghề để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

Bước 5: Đào tạo nâng cao

Những thực tập sinh trúng tuyển sau bước 4 sẽ được học tập tiếp tại trung tâm đào tạo để nâng cao cả kiến thức lẫn tay nghề giúp đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của doanh nghiệp Nhật.

Thời gian đào tạo dựa theo yêu cầu của xí nghiệp tiếp nhận Nhật Bản, thường trong khoảng 3-5 tháng.

Bước 6: Xin visa/ thị thực Nhật Bản

Doanh nghiệp tiếp nhận người lao động sẽ làm thủ tục nộp đơn xin cấp thị thực tại Đại sứ quán Nhật Bản theo dạng visa hoặc giấy phép lao động.

Bước 7: Đặt vé và xuất cảnh

Công ty sẽ hoàn tất các thủ tục đặt vé và xuất cảnh cho thực tập sinh

Bước 8: Đào tạo sau khi nhập cảnh tại Nhật Bản

  • 1- 2 tuần: Người lao động khi sang Nhật trong tháng đầu tiên sẽ được hướng dẫn thích nghi với môi trường, sinh hoạt, đi lại, tàu xe, ngân hàng.
  • 2 – 6 tuần: Phía doanh nghiệp Nhật sẽ hướng dẫn lao động trong công việc, tiếp cận máy móc, trang thiết bị, an toàn lao động,…

Trên đây là những vấn đề xoay quanh xuất khẩu lao động – du học Nhật Bản 2021. Để biết thêm thông tin chi tiết, mời quý bạn vui lòng liên hệ qua Hotline/Zalo: 0778.738.886 (HN) – 0763.387.788 (TP.HCM) hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được Luật sư tư vấn trực tiếp. 

Tổng hợp biểu mẫu cần hoàn thiện cho việc xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Mẫu đơn số 1: ĐƠN XIN XÁC NHẬN DÂN SỰ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–***————–

ĐƠN XIN XÁC NHẬN DÂN SỰ

Kính gửi: Công an phường (xã)…………………………………………………………….

  1. Tên tôi là:………………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày:……………………………………………………………………………………………………….

Thường trú tại:………………………………………………………………………………………………………………………………

Nghề nghiệp:……………………………………………………………………………………………………………..

Nơi công tác:………………………………………………………………………………………………………..

  1. Họ và tên Bố:……………………………………………………………………………………………

Thường trú tại:………………………………………………………………………………………………………………………

Nghề nghiệp:………………………………………………………………………………………………………

Nơi công tác:……………………………………………………………………………………………….

  1. Họ và tên Mẹ:……………………………………………………………………………………..

Thường trú tại:…………………………………………………………………………………………

Nghề nghiệp:……………………………………………………………………………………….

Nơi công tác:…………………………………………………………………………………………

  1. Họ tên vợ/chồng:…………………………………………………………………………………

Thường trú tại:…………………………………………………………………………………………………………..

Nghề nghiệp:…………………………………………………………………………………………………………….

Nơi công tác:……………………………………………………………………………………………………………………….

Tôi xin đề nghị quý Công an phường (xã) xác nhận về nhân sự cho tôi trong thời gian thường trú tại địa phương không vi phạm tiền án, tiền sự tôi nghiêm chỉnh chấp hành những chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước và các quy định của Chính quyền địa phương.

XÁC NHẬN CỦA ĐỊA PHƯƠNG
(Nơi nhân sự có sổ hộ khẩu)

…………….., ngày……..tháng……..năm……..

NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu đơn số 2: ĐƠN XIN XÁC NHẬN DÂN SỰ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN XÁC NHẬN DÂN SỰ

Kính gửi: Công an Phường (Xã)…(1)

Quận (Huyện) … Tỉnh (Thành phố) …

Ảnh

(4 x 6cm)

Tôi tên là: …

Sinh ngày: …

Số CMND/CCCD: …Cấp ngày: …Tại: …

Địa chỉ thường trú: …

Chỗ ở hiện nay: …

Số điện thoại: …Fax: …

Lý do xin xác nhận dân sự: Đề nghị Công an xã/phường/thị trấn xác nhận cho tôi về việc …(2) là đúng theo trình tự, thủ tục luật định và không vi phạm các quy định của pháp luật trong thời gian tôi sinh sống tại địa phương.

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý cơ quan.

XÁC NHẬN CỦA CÔNG AN

Công an Phường(Xã) …Quận(Huyện) …Tỉnh(Thành phố) …

Xác nhận cho Ông(Bà) …

Có hộ khẩu thườn trú tại…

Chỗ ở hiện nay: …

…,ngày…tháng…năm…

NGƯỜI XIN XÁC NHẬN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận về việc Ông(Bà)…(2) là đúng theo trình tự, thủ tục luật định và không vi phạm các quy định của pháp luật. Các nội dung Công an Phường (Xã) …Quận (Huyện) …Tỉnh (Thành phố)…xác nhận trên đây là đúng sự thật, nếu sai Công an Phường(Xã) …Quận (Huyện) …Tỉnh(Thành phố)… sẽ chịu hình thức xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

TRƯỞNG CÔNG AN PHƯỜNG (XÃ)

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Chú thích:

(1): Ghi rõ cơ quan công an xã, phường, thị trấn (cấp xã). Ví dụ Công an xã A, Huyện B, Tỉnh C

(2): Ghi rõ nội dung cần xin xác nhận dân sự. Ví dụ: Xác nhận về việc Tôi đã chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, tuân thủ pháp luật, bản thân luôn hoàn thành các nhiệm vụ địa phương giao, không vi phạm pháp luật và không có tiền án tiền sự trong thời gian tôi sinh sống tại địa phương.

Mẫu: Tờ khai xác nhận tình trạng hôn nhân

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI CẤP GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN

Kính gửi: (1) ………………………………………………………………………………….
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu:
Dân tộc: ………………………………………………………………………… Quốc tịch:
Nơi cư trú: (2)
Quan hệ với người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân:
Đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có tên dưới đây:
Họ, chữ đệm, tên: ……………………………………………………………………………………………… Giới tính:
Ngày, tháng, năm sinh:
Nơi sinh:
Dân tộc:……………………………………………………………………..Quốc tịch:……………………………
Giấy tờ tùy thân: (3)
Nơi cư trú: (2)
Nghề nghiệp:
Trong thời gian cư trú tại
…………………………….. từ ngày……….tháng………..năm ………….., đến ngày ………. tháng ………. năm(4)
Tình trạng hôn nhân(5)………………………………………………………………………………………
Mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: (6)……………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình.
Làm tại:…………………..,ngày ………. tháng ……… năm …………..
Người yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
Chú thích:
(1) Ghi tên cơ quan đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
(2) Trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong nước thì ghi theo nơi đăng ký thường trú, nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.
(3) Ghi rõ thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế, số, cơ quan cấp, ngày cấp
Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004.
(4) Khai trong các trường hợp:
– Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài hoặc trong thời gian cư trú tại Việt Nam, trước khi xuất cảnh;
– Người đang có vợ/chồng yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong giai đoạn trước khi đăng ký kết hôn;
– Người đã qua nhiều nơi thường trú khác nhau đề nghị xác nhận tình trạng hôn nhân tại nơi thường trú trước đây.
(5) – Đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì ghi rõ tình trạng hôn nhân hiện tại: đang có vợ hoặc có chồng; hoặc chưa đăng ký kết hôn với ai; hoặc đã đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn hay người kia đã chết.
– Đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh, thì khai về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian đã cư trú tại nơi đó
Ví dụ:  Trong thời gian cư trú tại Hà Nam từ ngày…… tháng ….. năm ……… đến ngày …….. tháng ……. năm …….. chưa đăng ký kết hôn với ai.
– Đối với công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài, có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài thì khai về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian cư trú tại nước đó
Ví dụ: Trong thời gian cư trú tại CHLB Đức từ ngày ……. tháng ….. năm ……. đến ngày ….. tháng ……. năm …….. chưa đăng ký kết hôn với ai tại Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức.
(6) Ghi rõ mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn thì phải ghi rõ kết hôn với ai (họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; giấy tờ tùy thân; nơi thường trú/tạm trú); nơi đăng ký kết hôn.
Ví dụ: Để kết hôn với anh SIN JONG GUN, sinh ngày 15/01/1975, quốc tịch: Hàn Quốc, Hộ chiếu số 12345678, cư trú tại: Seoul, Hàn Quốc, đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền Hàn Quốc tại Hàn Quốc.

Mẫu: Giấy khám sức khỏe năm 2021

……….. ……….
……….. ……….
Số:    /GKSK-…. …..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
   Độc lập – Tự do – Hạhn phúc

GIẤY KHÁM SỨC KHỎE

Họ và tên (chữ in hoa): ………….……………………………….………
Giới:          Nam □          Nữ □      Tuổi:………………………….
Số CMND hoặc Hộ chiếu: …………………….. cấp ngày……/…./…………..
tại……………………………….
Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………..…………
………………………………..…………………………..…………….…………
Lý do khám sức khỏe:…………………………………………………………………….
TIỀN SỬ BỆNH CỦA ĐỐI TƯỢNG KHÁM SỨC KHỎE
1. Tiền sử gia đình:
          Có ai trong gia đình ông (bà) mắc một trong các bệnh: truyền nhiễm, tim mạch, đái tháo đường, lao, hen phế quản, ung thư, động kinh, rối loạn tâm thần,  bệnh khác:          a) Không     □;  b)  Có □; Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể tên bệnh:……………………………………………………………………………………………………………..
2. Tiền sử bản thân: Ông (bà) đã/đang mắc bệnh, tình trạng bệnh nào sau đây không: Bệnh truyền nhiễm, bệnh tim mạch, đái tháo đường, lao, hen phế quản, ung thư, động kinh, rối loạn tâm thần, bệnh khác: a) Không       □;  b)  Có   □
Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể tên bệnh:  ………………………………………….…………
…………………………………………………..……………………………………………….
3. Câu hỏi khác (nếu có):
a) Ông (bà) có đang điều trị bệnh gì không? Nếu có, xin hãy liệt kê các thuốc đang dùng và liều lượng:
………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………..…………..………….…………………….…
b) Tiền sử thai sản (Đối với phụ nữ): …………………………………………………….
………………………………………………………………………………….……………….
Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây hoàn toàn đúng với sự thật theo sự hiểu biết của tôi……………… ngày ………. tháng………năm…………….
Người đề nghị khám sức khỏe
(Ký và ghi rõ họ, tên)
I. KHÁM THỂ LỰC
Chiều cao:  ………………………….cm;   Cân nặng: …………………… kg;   Chỉ số BMI: …………………………
Mạch: ……………………lần/phút;        Huyết áp:……………….. /………………… mmHg
Phân loại thể lực:…………………………………………………………………………………………………………………………………………..
II. KHÁM LÂM SÀNG
Nội dung khám Họ tên, chữ ký của Bác sỹ
1. Nội khoa
a) Tuần hoàn: …………………………………………………………………………………………………………….
  Phân loại …………………………………………………………………………………………………………….
b) Hô hấp:  Phân loại …………………………………………………………………………………………………………….
c) Tiêu hóa: …………………………………………………………………………………………………………….
  Phân loại……………………………………………………………………………………………..
d) Thận-Tiết niệu: …………………………………………………………………………………………………………….
  Phân loại……………………………………………………………………………………………..
đ) Cơ-xương-khớp: …………………………………………………………………………………………………………….
  Phân loại …………………………………………………………………………………………….
e) Thần kinh: …………………………………………………………………………………………………………….
  Phân loại …………………………………………………………………………………………………………….
g) Tâm thần: …………………………………………………………………………………………………………….
  Phân loại …………………………………………………………………………………………………………….
2. Ngoại khoa: ……………………………………………………………………………………..
  Phân loại …………………………………………………………………………………………………………….
3. Sản phụ khoa:  ………………………………………………………………………………..
  Phân loại …………………………………………………………………………………………………………….
4. Mắt:
– Kết quả khám thị lực: Không kính:  Mắt phải:………….  Mắt trái:
                            Có kính:        Mắt phải: …………. Mắt trái:
– Các bệnh về mắt (nếu có): …………………………………………………………………………………………….
– Phân loại: …………………………………………………………………………………………………………….
5. Tai-Mũi-Họng
– Kết quả khám thính lực:
Tai trái:    Nói thường:…………………….. m;    Nói thầm:………………………..m
Tai phải:  Nói thường:…………………….. m;     Nói thầm:………………………..m
– Các bệnh về tai mũi họng (nếu có):………………………………………………………
– Phân loại: …………………………………………………………………………………………………………….
6. Răng-Hàm-Mặt
– Kết quả khám: + Hàm trên:…………………………………………………………………………………………….
                           + Hàm dưới: ………………………………………………………………………………………….
– Các bệnh về Răng-Hàm-Mặt (nếu có)……………………………………………………………………………..
 loại:………………………………………………………………………………………………………………………………
7. Da liễu: …………………………………………………………………………………………………………….
  Phân loại:…………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
III. KHÁM CẬN LÂM SÀNG
Nội dung khám Họ tên, chữ ký
của Bác sỹ
1. Xét nghiệm máu:
a) Công thức máu: Số lượng HC: …………………………………………………………………………..
                               Số lượng Bạch cầu: ………………………………………………………………………………..
                                        Số lượng Tiểu cầu:…………………………………………………………
b) Sinh hóa máu: Đường máu: …………………………………………………………………
    Urê:…………………………………………………………… Creatinin:…………………………………………………
    ASAT (GOT):……………………………………   ALAT (GPT): …………………………………………
c) Khác (nếu có):……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
2. Xét nghiệm nước tiểu:
a) Đường: ……………………………………………………………………………………………………………………
b) Prôtêin: ……………………………………………………………………………………………………………………
c) Khác (nếu có): …………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Chẩn đoán hình ảnh:
IV. KẾT LUẬN
1. Phân loại sức khỏe:…………………. ……………………………………………………………………….
2. Các bệnh, tật (nếu có): …………….. ………………………………………………………………………..
…ngày… tháng… năm…
NGƯỜI KẾT LUẬN
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

Mẫu: GIẤY CAM KẾT CỦA GIA ĐÌNH VÀ THỰC TẬP SINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-o0o——-

GIẤY CAM KẾT CỦA GIA ĐÌNH VÀ THỰC TẬP SINH

Kính gửi: Công ty (1)……………………………….…………………………………………
Tên tôi là:…………..…………..………………………………Thực tập sinh
Ngày tháng năm sinh: ……………..………… Giới tính: ……………..…….……………………
Quê quán: ………………………..……………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú:………………….…………………………………………..……………………
Nơi ở hiện tại: …………………………………………………………………..……………………
Số CMTND:…………… Ngày cấp: …………………… Nơi cấp:………..………………………
Nơi làm việc (2):…………………………….. Chức vụ (3):…………………….……………………
Trình độ: …………………………… Chuyên ngành: …………….………….……………………
Điện thoại liên hệ: …………………………………………..………….……….……………………
Tên tôi là:…………..…………..…………………Bố của Thực tập sinh
Ngày tháng năm sinh: ……………..………… Giới tính: ……………..…….……………………
Quê quán: ………………………..……………………………………………………………………
Địa chỉ thường trú:………………….…………………………………………..……………………
Nơi ở hiện tại: …………………………………………………………………..……………………
Số CMTND:…………… Ngày cấp: …………………… Nơi cấp:………..………………………
Nơi làm việc (2):…………………………….. Chức vụ (3):…………………….……………………
Trình độ: …………………………… Chuyên ngành: …………….………….……………………
Điện thoại liên hệ: …………………………………………..………….……….……………………
Tôi và Gia đình cam kết các nội dung sau đây (4):
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Nếu vi phạm những điều cam kết trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Công ty (5).
…………., ngày …… tháng …… năm……….
Gia đình thực tập sinh
(Ký, ghi rõ họ tên)
…………., ngày …… tháng …… năm……….

Thực tập sinh

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788