Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật Bản là phần bắt buộc không thể thiếu khi bạn thi tuyển xuất khẩu lao động tại Nhật. Phần giới thiệu lưu loát, đủ thông tin, hấp dẫn giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Dưới đây, Luatvn sẽ chia sẻ một số bí quyết và kinh nghiệm để có phần giới thiệu thu hút và ấn tượng.
Mục lục
Cấu trúc phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật Bản
Cũng giống như ở Việt Nam, khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật cũng cần theo một cấu trúc rõ ràng để cung cấp đầy đủ thông tin cho người đối diện. Cấu trúc phổ biến thường được dùng như sau:
Chào hỏi khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật Bản
“Hajimemashite” (はじめまして): có nghĩa là “Rất vui khi được gặp bạn”. Đây là cách nói thể hiện lịch sự trong lần đầu tiên gặp mặt.
Khi nói câu “Hajimemashite” bạn nên có một thái độ và ánh mắt chân thành, đồng thời người hơi cúi theo góc khoảng 90 độ. Trong văn hóa người Nhật, điều này rất quan trọng, sẽ giúp bạn ghi điểm về thái độ tốt trong mắt người đối diện.
Người Nhật Bản chia ra những cách chào khác nhau theo từng thời điểm trong ngày. Bạn cần nắm rõ từng cách chào này để không phù hợp với từng hoàn cảnh khi gặp mặt.
- Cách 1: “Ohayou”/”Ohayou gozaimasu” từ này có nghĩa là “Chào buổi sáng”. Cách chào này được sử dụng vào thời điểm trước 12h trưa.
- Cách 2: “Konnichiwa” từ này có nghĩa là “Chào buổi chiều”. Cách chào này được sử dụng vào thời điểm trước 5h chiều.
- Cách 3: “Konbanwa” có nghĩa là “Chào buổi tối”. Cách chào này được sử dụng vào thời điểm sau 5h chiều đến khoảng nửa đêm.
Tuy nhiên, các khoảng thời gian này chỉ mang tính chất tương đối, cách chào hỏi trong văn hóa người Nhật cũng có thể thay đổi theo văn cảnh tại thời điểm nói. Ví dụ như sử dụng “Ohayou” có thể chào vào buổi chiều nếu đây là lần đầu tiên bạn và người khác gặp mặt nhau.
Phần giới thiệu họ tên
Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật Bản chắc chắn không thể bỏ qua phần họ tên. Để giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn, bạn cần cung cấp cho họ các thông tin cơ bản như: Tên, năm sinh, quê quán, công việc hiện tại,…
Lưu ý:
Tuỳ theo từng thông tin mà bạn sẽ có cách giới thiệu phù hợp nhất. Cụ thể:
Khi giới thiệu tên bạn có thể nói như sau:
- 私は___です。( Dạng lịch sự ) : Tên của tôi là…
- 私は___と申します。( Dạng khiêm nhường) : Tên của tôi là…
Ví dụ:
- 私は田中と申します。Tôi của tên là Tanaka
- 私はリンです。Tên tôi là Linh
Phần giới thiệu về tuổi
Để tiện xưng hô trong quá trình giao tiếp thì bạn cần giới thiệu thêm về tuổi của mình. Bạn có thể sử dụng mẫu sau:
今年は____歳です。Năm nay tôi … tuổi
(kotoshi ha … sai desu)
Ví dụ:
今年は 30歳です。Năm nay tôi 30 tuổi.
Phần giới thiệu về nơi sinh, quê quán, quốc tịch
Bạn là người Việt Nam sang học tập và làm việc nên việc giới thiệu quốc tịch là rất cần thiết. Một số mẫu câu có thể sử dụng như sau:
- Tôi là người Việt Nam: ベトナム人です。
- Tôi đến từ Hà Nội: ハノイから来ました。
- Quê của tôi ở Hà Nam: 出身はハナムです。
- Hiện nay tôi đang sống ở Tokyo: 今東京に住んでおります。
Phần giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật Bản về nghề nghiệp hay trình độ học vấn
- Về trình độ học vấn:
Để có một phần giới thiệu học vấn trôi chảy và ấn tượng, bạn phải có đủ vốn từ tiếng Nhật. Dưới đây là một số mẫu câu có thể tham khảo:
Tôi là học sinh cấp 2 私は中学生です。
Tôi là sinh viên 私は学生です。
Tôi là sinh viên năm thứ 3 đại học Quốc Gia Hà Nội ベトナム国家大学ハノイ校の3年生です。
Tôi đã tốt nghiệp đại học 大学を卒業しました。
- Về giới nghề nghiệp của bản thân:
Trong tiếng Nhật Bản, nói về nghề nghiệp của bản thân bằng cách nói sau:
Nghề nghiệp + です。
Ví dụ: エンジニアです。(Enjinia desu): Tôi là kỹ sư.
Kết thúc phần giới thiệu sao cho ấn tượng?
Phần kết thúc ấn tượng giúp bạn đọng lại hình ảnh đẹp trong lần gặp đầu tiên.
よろしくお願いします。(Yoroshiku onegaishimasu) có nghĩa là: Mình rất mong nhận được sự giúp đỡ từ bạn. Đây là câu nói thông dụng mà người Nhật hay sử dụng trong lần gặp đầu tiên. Cách nói này thể hiện sự thái độ tôn trọng, lịch sự mong muốn người giao tiếp giúp đỡ mình.
Khi đi xin việc, nên giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật Bản như thế nào?
Khi phỏng vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản, phần giới thiệu bản thân cũng gần giống như việc bạn giới thiệu trong giao tiếp thường ngày. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng câu từ lịch sự, tác phong chuyên nghiệp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Từ phần giới thiệu bản thân của bạn, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một vài câu hỏi thêm. Vì vậy, bạn nên nắm được những lưu ý dưới đây khi giới thiệu bản thân lúc phỏng vấn:
- Lưu ý 1: Chỉ giới thiệu bản thân qua thông tin trọng tâm nhất, không lan man, dài dòng. Giới thiệu cả những thông tin không cần thiết sẽ khiến bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng bởi thời gian phỏng vấn có hạn.
- Lưu ý 2: Chỉ thể hiện sự tự tin đúng mực. Việc bạn tự tin thái quá hay lo lắng quá cũng là một trong các nguyên nhân khiến bạn bị trượt phỏng vấn. Quan trọng là bạn phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người cẩn thận và biết lắng nghe.
- Lưu ý 3: Luôn trong tâm lý thoải mái và bình tĩnh, quá lo lắng sẽ khiến những câu bạn nói ra không hết ý hoặc lan man. Và quan trọng là đừng quên nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn.
Nói về ưu điểm của mình
Một điều quan trọng giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng là sở trường và khả năng chuyên môn của bạn. Bởi vậy, hãy cho người phỏng vấn biết bạn có thế mạnh gì, khả năng làm được những điều gì trong vị trí mà bạn ứng tuyển.
Ví dụ: 長所は、向上心です。自らに高い目標を課し、目標に向けて行動していくことができます。
Điểm mạnh của tôi chính là người có tham vọng, luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Tôi luôn đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể và rèn luyện, thực hiện để đạt được những mục tiêu đó.
Khéo léo khi nói về nhược điểm
Bên cạnh việc bạn có nhiều ưu điểm để nhà tuyển dụng ấn tượng thì bạn cũng phải nhận rằng mình vẫn còn những nhược điểm cần khắc phục. Hãy chọn những nhược điểm ít ảnh hưởng đến công việc, vị trí bạn ứng tuyển để nêu ra bởi những nhược điểm đó sẽ không phải là những điểm trừ khiến bạn bị trượt phỏng vấn.
Một vài ví dụ như sau:
弱みがあるけど仕事は全然関係ありません。Tôi cũng có khá nhiều điểm yếu nhưng chắc chắn nó không làm ảnh hướng đến công việc.
Hoặc một câu nói khác khá hay, nó giúp bạn tự tin hơn sau khi nói về nhược điểm của mình:
いくら大変でも頑張ります。Dù vất vả thế nào tôi cũng sẽ cố gắng hết mình.
Làm sao để kết thúc buổi phỏng vấn ấn tượng?
Mặc dù cả buổi phỏng vấn bạn đã thể hiện rất tốt nhưng khi kết thúc bạn lại vô ý bỏ qua những điều này sẽ khiến bạn vô tình để lại ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng.
Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn hãy cúi người khẽ và nói:
どうぞよろしく、お願いします。Rất mong nhận được giúp đỡ!
Hoặc có thể nói lại về nguyện vọng, mong muốn của mình để nhấn mạnh rằng bạn trân trọng cơ hội việc làm này như thế nào. Ví dụ:
お忙しいところ、貴重なお時間を頂きまして、誠にありがとうございました。Cảm ơn ngài rất nhiều vì đã dành thời gian quý báu của mình cho cuộc phỏng vấn của tôi.
Một số mẫu câu thường gặp khi phỏng vấn với người Nhật và cách trả lời
- Mẫu 1:
Câu hỏi: アルバイトの経験はありますか。Bạn đã có kinh nghiệm gì đi làm thêm chưa?
Câu trả lời: あります/ありあせん 。Có/không.
- Mẫu 2:
Câu hỏi: アルバイトをしたいりゆうをきかせてください。Hãy cho tôi biết lý do bạn muốn đi làm công việc này?
Câu trả lời: Với câu hỏi dạng này bạn trình bày cụ thể mong muốn của bản thân và những kỳ vọng vào vị trí đang ứng tuyển.
- Mẫu 3:
Câu hỏi: どうしてこのみせではたらきたいとおもいますか。Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
Câu trả lời: Bạn hãy nêu những điểm mạnh và sự phù hợp của bản thân đối với doanh nghiệp/công ty.
- Mẫu 4:
Câu hỏi: いつから出勤できますか 。Bạn có thể bắt đầu đi làm khi nào?
Câu trả lời: 明日から / 来週からです / いつでも大丈夫です。Ngay từ ngày mai // Từ tuần sau // Có thể bắt đầu làm bất cứ khi nào.
Trên đây là những kinh nghiệm và một vài mẫu câu giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật Bản. Để biết thêm thông tin chi tiết về du học, xuất khẩu lao động Nhật Bản mời quý bạn vui lòng liên hệ qua Hotline/Zalo: 0778.738.886 (HN) – 0763.387.788 (TP.HCM) để được hỗ trợ nhanh chóng.
Xem thêm:
Cập nhật mẫu hồ sơ bằng tiếng Nhật năm 2021 chuẩn nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN