Quy định về liều lượng chiếu xạ đối với thực phẩm

Quy định về liều lượng chiếu xạ đối với thực phẩm như thế nào? Pháp luật hiện hành quy định về quản lý liều chiếu xạ tại cơ sở chiếu xạ thực phẩm tại văn bản pháp luật nào cụ thể? Hay để đảm bảo chất lượng thực phẩm bằng phương pháp chiếu xạ như thế nào cho đảm bảo, đúng quy định. Hãy cùng Luatvn.vn tìm hiểu rõ vấn đề này theo bài viết dưới đây.

Dịch vụ pháp lý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đến từ Luatvn.vn chúng tôi, với đội ngũ chuyên viên và nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, năng lực và tận tình hỗ trợ Quý khách hàng trong mọi tình huống. Hãy liên hệ ngay đường dây nóng hotline 076.338.7788 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất. 

Quy định về liều lượng chiếu Quy định về liều lượng chiếu xvạ đối với thực phẩm đối với thực phẩm
Quy định về liều lượng chiếu xạ đối với thực phẩm

I. Cơ sở pháp lý:

  • Quyết định số 3616/2004/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 14 tháng 10 năm 2004 về việc ban hành “quy định vệ sinh an toàn đối với thực phẩm bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ”.

II. Thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ và Quy định về liều lượng chiếu xạ đối với thực phẩm?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định số 3616/2004/QĐ-BYT thì:

Thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ là thực phẩm được xử lý bằng tia bức xạ ion hóa của nguồn phóng xạ hoặc máy phát tia bức xạ (dưới đây được gọi là nguồn bức xạ) để bảo quản và ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.

Căn cứ Điều 6 Quyết định số 3616/2004/QĐ-BYT quy định như sau:

Điều 6. Quản lý liều chiếu xạ tại cơ sở chiếu xạ thực phẩm

  1. Quá trình chiếu xạ thực phẩm phải bảo đảm liều hấp thụ đối với mỗi loại thực phẩm không vượt quá giới hạn cho phép được quy định tại Điều 9 của Quy định này.
  2. Trường hợp thực phẩm cần liều hấp thụ cao hơn 10 kGy để đạt được mục tiêu kỹ thuật khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
  3. Việc đo liều hấp thụ phải thực hiện theo một trong các Tiêu chuẩn Việt Nam sau: TCVN 7248:2003 Tiêu chuẩn thực hành đo liều áp dụng cho thiết bị chiếu xạ gamma dùng để xử lý thực phẩm hoặc TCVN 7249:2003, Tiêu chuẩn thực hành đo liều áp dụng cho thiết bị chiếu xạ chùm tia electron và bức xạ hãm (bremsstranhlung) dùng để xử lý thực phẩm.
  4. Cơ sở chiếu xạ thực phẩm phải lưu giữ báo cáo kết quả chiếu xạ mỗi lô hàng thực phẩm trong một năm kể từ khi chiếu xạ về các nội dung sau:

a)Thông tin về lô hàng (loại thực phẩm, cơ sở sản xuất, ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng).

b)Tình trạng nguồn năng lượng, quá trình hiệu chỉnh liều.

c)Giá trị liều hấp thụ (xác định theo Khoản 3 Điều này).

d)Thời điểm chiếu xạ.”

Quy định về liều lượng chiếu xạ đối với thực phẩm
Quy định về liều lượng chiếu xạ đối với thực phẩm

Theo đó, quá trình chiếu xạ thực phẩm phải bảo đảm liều hấp thụ đối với mỗi loại thực phẩm không vượt quá giới hạn cho phép, cụ thể như sau:

Danh mục thực phẩm được phép chiếu xạ và giới hạn liều hấp thụ tối đa theo quy định pháp luật hiện hành năm 2021. 

Tùy thuộc từng mục đích chiếu xạ, quá trình chiếu xạ thực phẩm phải bảo đảm liều hấp thụ đối với mỗi loại thực phẩm không được vượt quá các giới hạn sau:

Số thứ tựLoại thực phẩmMục đích chiếu xạLiều hấp thụ tối đa (kGy)
Tối thiểuTối đa
1Loại 1: Sản phẩm nông sản dạng thân, rễ, củ.Ức chế sự nảy mầm trong quá trình bảo quản0,10,2
2Loại 2: Rau, quả tươi (trừ loại 1)a) Làm chậm quá trình chín

b) Diệt côn trùng, ký sinh trùng

c) Kéo dài thời gian bảo quản

d) Xử lý kiểm dịch

0,3

0,3

1,0

0,2

1,0

1,0

2,5

1,0

3Loại 3: Ngũ cốc và các sản phẩm bột nghiền từ ngũ cốc; đậu hạt, hạt có dầu, hoa quả khôa) Diệt côn trùng, ký sinh trùng

b) Giảm nhiễm bẩn vi sinh vật

c) Ức chế sự nảy mầm

0,3

1,5

0,1

1,0

5,0

0,25

4Loại 4: Thủy sản và sản phẩm thủy sản, bao gồm động vật không xương sống, động vật lưỡng cư ở dạng tươi sống hoặc lạnh đông.a) Hạn chế vi sinh vật gây bệnh

b) Kéo dài thời gian bảo quản

c) Kiểm soát động thực vật ký sinh

1,0

1,0

0,1

7,0

3,0

2,0

5Loại 5: Thịt gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm ở dạng tươi sống hoặc lạnh đông.a) Hạn chế vi sinh vật gây bệnh

b) Kéo dài thời gian bảo quản

c) Kiểm soát động thực vật ký sinh

1,0

1,0

0,5

7,0

3,0

2,0

6Loại 6: Rau khô, gia vị và thảo mộca) Hạn chế vi sinh vật gây bệnh

b) Diệt côn trùng, ký sinh trùng

2,0

0,3

10,0

1,0

7Loại 7: Thực phẩm khô có nguồn gốc động vậta) Diệt côn trùng, ký sinh trùng

b) Kiểm soát nấm mốc

c) Hạn chế vi sinh vật gây bệnh

0,3

1,0

2,0

1,0

3,0

7,0

Lưu ý: Trường hợp thực phẩm cần liều hấp thụ cao hơn 10 kGy để đạt được mục tiêu kỹ thuật khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Quý khách hàng nên nắm rõ quy định nêu trên để áp dụng trong quá trình chế biến, sản xuất và kinh doanh thực phẩm, nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm tiêu dùng và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng Việt. Chúng tôi – Luatvn.vn với đội ngũ chuyên viên pháp lý, nhân viên chuyên nghiệp tư vấn rõ đến Quý khách hàng thông tin pháp luật quy định về liều lượng chiếu xạ đối với thực phẩm, đồng thời cung cấp dịch vụ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định, quy trình và đảm bảo đúng hạn. 

Trên đây là những thông tin về Quy định về liều lượng chiếu xạ đối với thực phẩm; hy vọng đây là thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Nếu có khó khăn, vướng mắc về vấn đề pháp lý an toàn thực phẩm hay các vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi Luatvn.vn qua Hotline/Zalo: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được tư vấn và giải đáp thắc mắc kịp thời, đầy đủ, đảm bảo và uy tín nhé. 

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788