Khi nào kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định pháp luật. Như chúng ta biết rằng Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, việc kiểm tra này nhằm đảm bảo tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường cung ứng tiêu dùng cho khách hàng là phải đảm bảo chất lượng vệ sinh và an toàn theo đúng tiêu chí. Nắm rõ vấn đề mà Quý khách hàng gặp phải, Luatvn.vn chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích nhất thông qua bài viết dưới đây.
Luatvn.vn chúng tôi với đội ngũ chuyên viên và nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, năng lực và tận tình hỗ trợ Quý khách hàng trong mọi tình huống, bao gồm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy liên hệ ngay đường dây nóng hotline 076.338.7788 để được hỗ trợ kịp thời nhé.
I. Cơ sở pháp lý:
– Luật an toàn thực phẩm 2010 số 55/2010/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2010.
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm do Chính phủ ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2018.
II. Quy định pháp luật về kiểm tra an toàn thực phẩm, khi nào kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm?
Căn cứ Điều 68 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
Điều 68. Trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm
1. Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Bộ quản lý ngành thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại các điều 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
2. Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ quản lý ngành và sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Trong trường hợp kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm có liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều ngành hoặc địa phương, cơ quan chủ trì thực hiện kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để thực hiện.
4. Hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm phải bảo đảm nguyên tắc:
a) Khách quan, chính xác, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử;
b) Bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức;
c) Không được sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận có liên quan.
5. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quy định cụ thể về hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý nhà nước được phân công.”
Theo đó, các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Bộ quản lý ngành và ủy ban nhân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm.
Và hoạt động kiểm tra này phải có:
– Thứ nhất, tính khách quan, chính xác, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử.
– Thứ hai, bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức.
– Thứ ba, không được sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Thứ tư, cơ quan kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận có liên quan.
Vậy theo quy định pháp luật hiện hành khi nào thì kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm?
Căn cứ theo pháp luật hiện hành tại Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định các trường hợp kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm là: Đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm có thể theo kế hoạch hoặc đột xuất để kiểm tra hoặc có cảnh báo nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất kinh doanh đó. Đây là 02 trường hợp mà pháp luật quy định về thời điểm kiểm tra chất lượng đảm bảo VSATTP.
Nắm được những quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, Quý khách hàng có thể sử dụng thực phẩm đảm bảo quy định pháp luật, hạn chế trường hợp bị pháp luật cấm hay sử dụng những chất có nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm. Từ đó, đảm bảo chất lượng cung cấp cho người tiêu dùng đảm bảo, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, người tiêu dùng.
Trên đây là những thông tin quy định pháp luật về kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, thời điểm kiểm tra như thế nào; hy vọng đây là thông tin hữu ích cho Quý khách hàng để Quý khách có thể nắm rõ. Nếu có khó khăn, vướng mắc về vấn đề pháp lý an toàn thực phẩm như xin cấp Giấy phép VSATTP, vvv hay các vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được tư vấn và giải đáp thắc mắc. Dịch vụ pháp lý thực hiện cung cấp xin Giấy phép VSATTP đến từ Luatvn.vn uy tín, đảm bảo chất lượng, đúng thời hạn và đúng thời điểm, nhanh chóng nhất hiện nay, hãy liên hệ ngay nếu cần sự hỗ trợ nhé.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN