Cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm thì sẽ bị phạt với mức phạt như thế nào? Hiện nay, vấn đề đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khi kinh doanh hay buôn bán một mặt hàng nào đó rất được quan tâm, vì sự uy tín của chủ cơ sở cũng như sự an toàn chất lượng cho người tiêu dùng. Quý khách là những nhà kinh doanh thông thái, đã nắm rõ những quy định pháp luật ATVSTP nói chung hay khi bị vi phạm sẽ bị phạt như thế nào chưa? Hãy cùng Luatvn.vn chúng tôi tìm hiểu thông tin thông qua bài viết sau đây.  

Luatvn.vn chúng tôi với đội ngũ chuyên viên và nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, năng lực và tận tình hỗ trợ Quý khách hàng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy liên hệ ngay đường dây nóng hotline Luatvn.vn 076.338.7788 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng.

Cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

I. Cơ sở pháp lý:

– Luật an toàn thực phẩm 2010 số 55/2010/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2010.

– Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm do Chính phủ ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2018.

– Nghị định 115/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

II. Phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm đối với Cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm 

  1. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:

– Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng;

– Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

– Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp quy định pháp luật hoặc đã kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật nhưng không đạt yêu cầu.
  2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.
  3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;

– Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

  1. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

Đồng thời pháp luật cũng quy định ngoài mức phạt chính thì còn có hình phạt bổ sung:

– Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;

– Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;

– Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.

Và biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm;

– Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định.

Theo đó, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo chất lượng thực phẩm khi cung ứng ra thị trường tiêu thụ. Nếu không sẽ bị phạt vi phạm hành chính với hành vi nêu trên. Từ đó, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh hàng hóa thực phẩm của Quý khách. 

Quý khách nên lưu ý những thông tin nêu trên để đảm bảo thông suốt trong quá trình kinh doanh, không bị vi phạm phạt vi phạm từ cơ quan hành chính nhà nước. 

Giới thiệu dịch vụ pháp lý đến từ Luatvn.vn 

– Hỗ trợ tư vấn khách hàng trong quá trình kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh sản xuất thực phẩm

– Tư vấn miễn phí đối với thông tin về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật. 

– Hỗ trợ trong quá trình làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở của Quý khách hàng.

– Đại diện khách hàng trong vấn đề gặp gỡ, trao đổi với cơ quan nhà nước về giấy phép.

– Soạn thảo và chuẩn bị tất cả tài liệu liên quan đến hồ sơ làm Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. 

– Đảm bảo chất lượng, uy tín, cam kết đúng thời hạn, thời gian thực hiện trên thực tế.

Trên đây là những thông tin phạt vi phạm đối với cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, hy vọng đây là thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Nếu có khó khăn, vướng mắc về vấn đề pháp lý an toàn thực phẩm như xin cấp Giấy phép VSATTP, vvv hay các vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788