Giấy phép ATVSTP quán bún riêu Miền Nam.
Kinh doanh quán bún riêu Miền Nam là một trong những hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực ẩm thực, ăn uống. Lĩnh vực này cung cấp đến khách hàng những mặt hàng, sản phẩm chế biến sẵn, tiện lợi cho khách tiêu dùng. Cùng với sự phát triển xã hội hiện đại, việc ăn uống “bên ngoài” được phổ biến, và là sự lựa chọn tối ưu của mọi gia đình. Trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh, thì Các chủ quán ăn, quán bún riêu buộc phải thực hiện việc đăng ký, xin cấp Giấy phép ATVSTP. Dưới đây, Luatvn.vn giới thiệu đến Quý bạn đọc phương pháp kinh doanh hiệu quả cũng như quy trình xin cấp Giấy phép ATVSTP cho quán bún riêu. Mời Quý bạn đọc cùng tìm hiểu.
Quý khách còn chưa nắm được quy định, quy trình, thủ tục cấp Giấy phép An toàn thực phẩm cho Quán bún riêu Miền Nam hay quy trình cấp Giấy phép An toàn thực phẩm nói chung. Hãy liên hệ với luatvn.vn số hotline/zalo: 0763387788 để được tư vấn miễn phí.
Mục lục
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật an toàn thực phẩm 2010.
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
2. Phương pháp kinh doanh cho quán bún riêu:
a. Lựa chọn địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh là một trong những nơi có thể thu hút lượt khách hàng nhiều hay không. Địa điểm kinh doanh thuận lợi, dễ dàng tìm kiếm và tập trung ở nơi đông dân cư là sự lựa chọn được ưu tiên nhất. Nếu là một nhà đầu tư thông minh chắc hẳn ai cũng lựa chọn cho mình một địa điểm đắt khách, dễ thu lợi nhuận nhanh và cao. Do đó, bí quyết đầu tiên của phương pháp kinh doanh mở quán bún riêu là chọn địa điểm.
b. Đầu tư về chất lượng thức ăn:
Sự thành công có lớn hay không còn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn như thế nào, có đúng theo tiêu chí “ngon-bổ-rẻ” như chúng ta thường nói hay không? Bất kỳ một quán ăn nào, không chỉ là bún riêu, đều phải đảm bảo chất lượng ngon. Chất lượng ngon ở đây nghĩa là thức ăn vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa phù hợp với khẩu vị của số lượng đông người.
Theo đó, bất kỳ chủ quán ăn nói chung, quán bún riêu nói riêng đều phải có Giấy chứng nhận ATVSTP trước khi mở quán.
c. Chuẩn bị nguồn vốn:
Nguồn vốn là một trong những yếu tố quyết định doanh thu lợi nhuận có lớn hay không? Nếu như quán bún riêu của bạn kinh doanh thu hút rất nhiều khách, nhưng bạn chỉ có nguồn vốn nhỏ, không đủ sức để chuẩn bị phục vụ cho số lượng lớn khách hàng, thì đây chắc hẳn là một bất lợi dành cho việc kinh doanh của bạn.
d. Đầu tư cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất là toàn bộ những phương tiện vật chất sử dụng cho quá trình kinh doanh dịch vụ ăn uống như bàn ghế, thiết bị, dụng cụ đựng thực phẩm, đồ ăn, thức uống, ….
Đầu tư cơ sở vật chất, không gian quán ăn càng đẹp thì sức hút khách hàng càng nhiều và điều hiển nhiên rằng, tất cả mọi người đều thích vừa ăn ngon, vừa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp không gian tại quán ăn. Do đó, đầu tư cơ sở vật chất cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc phát triển hoạt động kinh doanh này.
3. Hồ sơ, quy trình xin cấp Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều an toàn thực phẩm):
Cơ quan có thẩm quyền cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ban Quản lý An toàn thực phẩm Tp.HCM. Địa chỉ: Số 18, Cách Mạng Tháng 8, phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Hồ sơ, thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận như sau:
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
Trình tự thực hiện
– Bước 1: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Ban Quản lý An toàn thực phẩm.
– Bước 2:
+ Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thông báo bằng văn bản và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hủy hồ sơ.
+ Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
+ Cấp Giấy chứng nhận
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, Ban Quản lý An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo quy định.
– Bước 3: Cơ sở căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản lý An toàn thực phẩm.
Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị (mẫu 01a)
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật (bản sao)
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu.
+ Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do của chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
+ Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời gian giải quyết:
25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Kết quả thực hiện: Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc văn bản thông báo kết quả
Lệ phí:
– Phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm: 1.000.000 đồng/01 lần/ cơ sở (theo Biểu phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư số 279/2016/TT-BCT).
Trên đây là toàn bộ thông tin đề cập tới quy định, quy trình, thủ tục cấp Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cho Quán bún riêu hay quy trình cấp Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm nói chung theo quy định mới nhất của pháp luật. Quý bạn đang có nhu cầu xin Giấy phép nhanh chóng, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Mọi chi tiết về từng dịch vụ, quý bạn đọc vui lòng tham khảo thông tin dưới đây:
Thông tin liên lạc Luật VN:
Hotline: 076.338.7788.
Giấy phép ATVSTP có thời hạn bao lâu?
Hồ sơ xin cấp Giấy phép ATVSTP
BÀI VIẾT LIÊN QUAN