Giấy phép ATTP cho khu công nghiệp là gì? Quy trình thực hiện cấp phép?
Giấy phép An toàn thực phẩm là gì? Điều kiện được cấp Giấy phép ATTP như thế nào? Giấy phép ATTP được cấp cho chủ thể nào? Hay Giấy phép ATTP cho khu công nghiệp như thế nào. Quý bạn là chủ khu công nghiệp muốn hiểu rõ về quy trình thủ tục xin cấp Giấy phép. Hãy cùng Luatvn.vn tìm hiểu rõ vấn đề này theo bài viết dưới đây.
Quý khách còn chưa nắm được quy định, quy trình, thủ tục cấp Giấy phép An toàn thực phẩm cho khu công nghiệp hay quy trình cấp Giấy phép An toàn thực phẩm nói chung. Hãy liên hệ với luatvn.vn số hotline/zalo: 0763387788 để được tư vấn miễn phí.
Mục lục
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật An toàn thực phẩm 2010.
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
- Thông tư 43/2018/TT-BCT.
2. Khu công nghiệp là gì?
Khu công nghiệp là nơi tập trung tất cả các nhà máy, xí nghiệp có hoạt động sản xuất và kinh doanh. Tại các khu công nghiệp có các nhà ăn, bếp ăn phục vụ cho công nhân, vì vậy, bắt buộc phải đảm bảo an toàn thực phẩm. Theo đó, chủ khu bếp ăn trong khu công nghiệp phải có Giấy phép an toàn thực phẩm, nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm cung ứng cho tất cả công nhân làm việc tại nhà máy, xí nghiệp.
3. Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm (Giấy phép ATTP cho khu công nghiệp):
a. Cơ quan có thẩm quyền cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Ban Quản lý An toàn thực phẩm Tp.HCM.
b. Hồ sơ:
+ 01 bản Đơn đề nghị.
+ 01 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật (bản sao).
+ 01 Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do của chủ cơ sở xác nhận.
+ Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
c. Thủ tục, quy trình cấp Giấy chứng nhận (Giấy phép ATTP cho khu công nghiệp) như sau:
– Bước 1: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp tại Ban Quản lý An toàn thực phẩm.
– Bước 2:
+Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thông báo bằng văn bản và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hủy hồ sơ.
+ Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
+ Cấp Giấy chứng nhận
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, Ban Quản lý An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo quy định.
– Bước 3: Cơ sở căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản lý An toàn thực phẩm.
Thời gian giải quyết làm Giấy phép ATTP cho khu công nghiệp:
25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lệ phí:
– Phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm: 1.000.000 đồng/01 lần/ cơ sở.
Trên đây là toàn bộ thông tin đề cập tới quy định, quy trình, thủ tục cấp Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn tại khu công nghiệp hay quy trình cấp Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm nói chung theo quy định mới nhất của pháp luật. Quý bạn đang có nhu cầu xin Giấy phép nhanh chóng, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Mọi chi tiết về từng dịch vụ, quý bạn đọc vui lòng tham khảo thông tin dưới đây:
Thông tin liên lạc Luật VN:
Hotline: 076.338.7788.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN