Bạn đang muốn thành lập công ty của riêng mình, nhưng liệu bạn có phải là đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp hay không? Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ, thủ tục gì để được cấp phép kinh doanh? Vấn đề của bạn là gì? Hãy đặt câu hỏi để đoàn luật sư của chúng tôi có thể giải đáp một cách chi tiết và chính xác.
Tư vấn thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp: 076 338 7788
Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc được gửi về từ Anh Nguyễn Văn Nam, trú tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh với nội dung: “Chào luật sư, tôi muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, tôi không biết mình có phải là đối tượng được quyền thành lập doanh nghiệp hay không? Xin hỏi luật sư: những đối tượng như thế nào thì được quyền cấp phép kinh doanh, thành lập doanh nghiệp? Tôi cần chuẩn bị những thủ tục, giấy tờ như thế nào? Thời hạn duyệt hồ sơ trong vòng bao lâu?“
Mục lục
Những đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp
Trích từ Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014, luật sư của chúng tôi nhấn mạnh rằng: Mọi “tổ chức, cá nhân” đều “có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp” trên địa bàn Việt Nam, trừ những trường hợp “quy định tại khoản 2 Điều 18“. Cụ thể như sau:
Những tổ chức, cá nhân sau đây không phải là đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp:
- Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, quân đội nhân dân sử dụng tài sản chung để thành lập doanh nghiệp và mang lợi ích về cho cá nhân, đơn vị, tổ chức của mình.
- Các cán bộ, công chức, viên chức được công nhận theo quy định của pháp luật.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ thuộc cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Người chưa đủ tuổi thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân.
- Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù, bị xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện/ cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc người bị cấm hành nghề kinh doanh.
- Người đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì?
Theo Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2014, luật sư của chúng tôi yêu cầu các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ mọi giấy tờ cần thiết một cách chi tiết, rõ ràng để đảm bảo quá trình xét duyệt hồ sơ được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Cụ thể, các tài liệu yêu cầu bắt buộc phải có bao gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
2. Điều lệ công ty
3. Danh sách cổ đông sáng lập và nhà đầu tư nước ngoài
4. Bản sao các giấy tờ gồm:
- Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng minh, chứng thực cá nhân hợp pháp của các cổ đông sáng lập hoặc cá nhân nhà đầu tư nước ngoài.
- Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, văn bản ủy quyền hoặc các tài liệu tương đương khác.
- Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng minh, chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện theo ủy quyền của các cổ đông sáng lập hoặc tổ chức nhà đầu tư nước ngoài.
- Nếu cổ đông là tổ chức nước ngoài, thì cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các tài liệu có liên quan.
- Nếu nhà đầu tư là người nước ngoài thì cần phải có thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.
Trong trường hợp nhiều Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Lúc này, bạn cũng cần chuẩn bị thêm thủ tục này để dự phòng khi được yêu cầu.
Xem thêm: KINH NGHIỆM THÀNH LẬP CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC
Quy trình, xét duyệt hồ sơ như thế nào?
Theo Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014, các luật sư đã chỉ rõ quy trình xét duyệt hồ sơ đều được tiến hành một cách minh bạch, đúng thủ tục:
- Chủ doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền sẽ phải gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét hồ sơ và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ không được phê duyệt, cơ quan hành chính sẽ gửi thông báo bằng văn bản để doanh nghiệp nắm được thông tin. Trong thông báo này sẽ nêu rõ lý do vì sao hồ sơ của doanh nghiệp không được duyệt. Đồng thời nêu rõ các yêu cầu sửa đổi hoặc hồ sơ cần bổ sung.
Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp cũng như giấy tờ cần chuẩn bị để được xét duyệt hồ sơ đã được quy định rõ ràng tại Luật doanh nghiệp 2014. Để được giải đáp và tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ ngay với đoàn luật sư của Luatvn qua Hotline: 076 338 7788.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN