Kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu là việc tiến hành kiểm tra xác nhận chất lượng thực phẩm đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định, an toàn cho người tiêu dùng khi nhập khẩu bất kỳ một loại thực phẩm nào. Theo đó, hiện nay pháp luật quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu như thế nào, hãy cùng Luatvn.vn tìm hiểu vấn đề theo bài viết dưới đây.
Quý khách còn chưa nắm được quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm hay cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm hay những thủ tục liên quan. Hãy liên hệ với luatvn.vn số hotline/zalo: 0763387788 để được tư vấn miễn phí.
I. Cơ sở pháp lý:
– Luật an toàn thực phẩm 55/2010/QH12
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
II. Quy định pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu và kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu:
Căn cứ Điều 38 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
Điều 38. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu
1. Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện tương ứng quy định tại Chương III của Luật này và các điều kiện sau đây:
a) Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu;
b) Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của Chính phủ.
3. Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu thì áp dụng theo thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, điều kiện tối thiểu yêu cầu đối với thực phẩm nhập khẩu là:
- Thứ nhất, Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu;
- Thứ hai, Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
- Ngoài ra, đối với một số thực phẩm như thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế.
Riêng biệt, đối với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu thì có một số yêu cầu như sau:
Căn cứ Điều 14 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về Yêu cầu đối với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu
1. Sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu, trừ các thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thực phẩm do tổ chức, cá nhân Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài nhưng bị trả về và các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đáp ứng quy định của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đưa vào danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản vào Việt Nam;
– Đối với sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm, sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm: Phải được sản xuất bởi cơ sở sản xuất, kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam;
– Mỗi lô hàng nhập khẩu có nguồn gốc động vật, thủy sản nhập khẩu phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam).
Theo đó, những sản phẩm được nhập khẩu để tiêu thụ trên thị trường Việt Nam thì phải đảm bảo chất lượng ATVSTP như thông qua hình thức có xuất xứ, rõ nguồn gốc hay được công nhận sản phẩm đã đảm bảo yêu cầu an toàn thực phẩm, hay có giấy chứng nhận đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Dịch vụ pháp lý Luatvn.vn tư vấn hỗ trợ Quý khách hàng trong việc cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm và tư vấn những quy định pháp lý về an toàn thực phẩm trong quá trình nhập khẩu thực phẩm hàng hóa. Với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, chúng tôi hứa hẹn sẽ là dịch vụ về giấy phép tốt nhất hiện nay, đảm bảo chất lượng, uy tín, chuyên nghiệp.
Trên đây là những thông tin về kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu theo quy định pháp luật, hy vọng đây là thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Nếu có khó khăn, vướng mắc về vấn đề liên quan hay vấn đề xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN