Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ thực phẩm nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan là gì? Việc kiểm tra này được pháp luật quy định như thế nào? Để tìm hiểu rõ vấn đề này, mời Quý khách hàng cùng tham khảo bài viết sau đây.
Quý khách còn chưa nắm được quy định về đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hay những quy định, thủ tục liên quan về cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy liên hệ với luatvn.vn số hotline/zalo: 0763387788 để được tư vấn miễn phí.
I. Cơ sở pháp lý:
– Luật an toàn thực phẩm 2010 số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010.
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm ngày 02 tháng 02 năm 2018.
II. Quy định về kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm:
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 8 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về việc kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm. Theo đó, việc kiểm tra này là một trong những nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm. Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định.
Do đó, việc kiểm tra phải đảm bảo đúng quy định và chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm phải thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định như sau:
- Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện trong các trường hợp sau đây:
– Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
– Khi phát hiện thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn phải thực hiện các việc sau đây:
– Xác định, thông báo lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn;
– Yêu cầu các đại lý kinh doanh thực phẩm báo cáo số lượng sản phẩm của lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường;
– Tổng hợp, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kế hoạch thu hồi và biện pháp xử lý.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Đồng thời, tại Chương XI Nghị định 15/2018/NĐ-CP cũng quy định về việc truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn như sau:
Khi phát hiện sản phẩm thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm phải có trách nhiệm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc theo quy định.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm phải lưu trữ các thông tin liên quan đến nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm và khách hàng trong trường hợp khách hàng đã mua sản phẩm đó thông qua hợp đồng, sổ sách ghi chép hoặc các phương thức khác để phục vụ việc truy xuất nguồn gốc.
Các thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc bao gồm:
– Tên, chủng loại sản phẩm đã mua, đã bán;
– Ngày, tháng, năm, số lượng, khối lượng, số lô, số mẻ
Nói tóm lại, việc kiểm tra nguồn gốc sản phẩm giúp cho chủ cơ sở kinh doanh có thể dảm bảo được chất lượng sản phẩm cung ứng cho người tiêu dùng một cách đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng mà không thể truy vết nguồn gốc ban đầu do nguyên nhân gì, vvv
Trên đây là những thông tin quy định về việc kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh, sản xuất; Luatvn.vn hy vọng đây là thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Nếu có khó khăn, vướng mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được tư vấn và giải đáp thắc mắc kịp thời, nhanh chóng và tận tình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN