Mẫu kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được ban hành nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh. Biên bản kiểm tra được cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra và xử lý những trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Sau đây là mẫu kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố được ban hành theo Thông tư 48/2015/TT-BYT, mời bạn đọc tham khảo trong bài viết sau của Luatvn.vn
Mục lục
Cơ sở pháp lý
- Luật an toàn thực phẩm 2010;
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm);
- Nghị định 63/2012/NĐ-CP (quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế);
- Thông tư 48/2015/TT-BYT.
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP
Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh
Dưới đây là những điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh doanh thức ăn đường phố cần phải tuân thủ khi mở cửa hoạt động:
Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn:
- Nơi bày bán đồ ăn phải cách biệt nguồn gây ô nhiễm, gây độc hại;
- Đồ ăn phải được bày bán trên bàn, kệ, giá, phương tiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tránh ảnh hưởng tới mỹ quan đường phố;
Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, nguyên liệu và người kinh doanh:
- Nguyên liệu sử dụng chế biến đồ ăn đường phố phải đảm bảo vệ sinh attp và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;
- Dụng cụ nấu nướng, ăn uống, chứaa đựng thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ;
- Báo gói đựng thực phẩm và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn không được gây ô nhiễm, thôi nhiễm thực phẩm;
- Phải có dụng cụ che mưa, che nắng, bụi bẩn, công trùng và động vật gây hại;
- có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh;
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Đặc biệt khi bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng như khu du lịch, bến ga, bến tàu, khu lễ hội, hè đường phố,… thì nơi bày bán phải cách biệt khu ô nhiễm và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cũng như không được thải rác, gây ô nhiễm xung quanh. Đối với trường hợp bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản đồ ăn, thức uống an toàn vệ sinh; phải chống được nắng mưa, bụi bẩn, ruồi nhặng. Về trang thiết bị, phải có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản, bày bán riêng thức ăn sống và thức ăn đã được chế biến.
Trách nhiệm quản lý của các Ủy ban nhân dân các cấp
Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật địa phương; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng, cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn để bảo đảm việc quản lý được thực hiện trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm.Chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.
Mẫu kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
Khi kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ quan chức năng sẽ thực hiện kiểm tra các nội dung sau:
- Kiểm tra hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Phải có giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ sở hữu, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Kiểm tra tài liệu, hồ sơ và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; thực hành vệ sinh attp của nhân viên; vận chuyển và bảo quản thực phẩm, nguồn nước; nguồn gốc xuất xứ đối với thực phẩm và nguyên liệu dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm; lưu mẫu; các quy định khác có liên quan;
- Thực hiện lấy mẫu thức ăn, nguyên liệu chế biến thực phẩm để kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết.
Mẫu kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố sẽ bao gồm những nội dung sau:
BIÊN BẢN KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CƠ SỞ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ
(Kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA ĐOÀN KIỂM TRA………… ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: /BB-….. | …….., ngày …. tháng …. năm ….. |
BIÊN BẢN
Kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố
Thực hiện Quyết định số /QĐ-…. ngày …. tháng … năm …. của …. về việc kiểm tra an toàn thực phẩm ………, hôm nay vào hồi….. giờ…. ngày …. tháng …. năm ….. Đoàn kiểm tra theo Quyết định số…….của …… tiến hành kiểm tra tại Cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố ……
Địa chỉ: ……
ĐT: ……… Fax: ……
- Thành phần đoàn kiểm tra:
(1). …… chức vụ: Trưởng đoàn
(2). …… Thành viên
(3). ……
- Đại diện cơ sở được kiểm tra:
(1). …… chức vụ:
(2). ……
- Với sự tham gia của (nếu có):
(1). …… chức vụ:
(2). ……
- Nội dung và kết quả kiểm tra
- Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: (Có/Không)……………
– Số người lao động: …… Trong đó: Trực tiếp: …… Gián tiếp: ……
– Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm: ……
– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm ……
– Các nội dung khác:…
II. Điều kiện an toàn thực phẩm:
1. Tổng diện tích bày bán: ………
2. Địa điểm, môi trường kinh doanh: ……
3. Thiết kế, bố trí kinh doanh:
a) Nơi để nguyên liệu: ……
b) Nơi sơ chế, chế biến: ……
c) Nơi bày bán, kinh doanh, ăn uống: ……
d) Nơi để dụng cụ vệ sinh, thu gom chất thải: ……
đ) Khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay (đối với bán hàng rong): ……
4. Nguồn nước sử dụng, nước đá uống: ……
5. Nguồn gốc thực phẩm: ……
6. Trang thiết bị, dụng cụ:
a) Thiết bị bảo quản nguyên liệu: ……
b) Dụng cụ chế biến thức ăn sống: ……
c) Dụng cụ chế biến thức ăn chín: ……
d) Dụng cụ ăn uống: ……
đ) Dụng cụ chứa đựng thức ăn: ……
e) Thiết bị dụng cụ bày bán thức ăn (bàn, ghế): ……
g) Trang thiết bị vận chuyển thức ăn: ……
h) Thiết bị bảo quản thực phẩm: ……
i) Bao bì chứa đựng thức ăn: ……
k) Thiết bị vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ: ……
l) Phòng chống côn trùng và động vật gây hại: ……
m) Găng tay ni lông dùng 1 lần: ……
7. Điều kiện đối với người kinh doanh thức ăn đường phố:
a) Trang phục, vệ sinh cá nhân: ……
b) Tình trạng sức khỏe: ……
Các nội dung khác:……
Lấy mẫu kiểm nghiệm:
………
III. Kết luận, kiến nghị và xử lý
- Kết luận
1.1. Các nội dung cơ sở thực hiện tốt: ……
1.2. Những mặt còn tồn tại: ……
- Kiến nghị
2.1. Kiến nghị của Đoàn kiểm tra đối với cơ sở
…………
2.2. Kiến nghị của cơ sở với Đoàn kiểm tra
…………
- Xử lý, kiến nghị xử lý ………
Biên bản kiểm tra được lập xong hồi …… giờ….. ngày ….. tháng ….. năm ……; biên bản đã được đọc lại cho những người tham gia làm việc và đại diện cơ sở được kiểm tra cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên. Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung như nhau, 01 bản được giao cho cơ sở được kiểm tra, 01 bản Đoàn kiểm tra lưu giữ (Trường hợp đoàn kiểm tra liên ngành thì số lượng biên bản sẽ tùy theo số cơ quan tham gia kiểm tra)./.
Đại diện cơ sở được kiểm tra (Ký tên, đóng dấu) | Trưởng đoàn kiểm tra (Ký tên)
|
Lưu ý: Trong quá trình cơ quan chức năng kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và phát hiện cơ sở kinh doanh không đảm bảo điều kiện về vệ sinh attp sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 115/2018/NĐ-CP như sau:
Nếu vi phạm quy định an toàn thực phẩm bị phạt tiền từ 500.00 vnđ đến 1.000.00 vnđ đối với các trường hợp sau đây:
- Không có bàn, kệ, giá, tủ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn;
- Thực phẩm không được che đậy, chắn bụi cẩn thận; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập và thức ăn;
- Không đeo găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn sử dụng ngay;
Cơ sở kinh doanh bị phạt từ 1.000.000 vnđ – 3.000.000 vnđ đối với các hành vi sau:
- Sử dụng chế biến thức uống, đồ ăn; vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật ban hành;
- Người đang mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh theo quy định của pháp luật không được trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh thức ăn;
- Sử dụng phụ gia thực phẩm không phù hợp với quy định của pháp luật để chế biến thức ăn, đồ uống;
- Vi phạm các quy định khác về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong nội dung kinh doanh thức ăn đường phố, trừ các hành vi quy định tại Khoản 1; Điểm a,b,c,d Khoản 2 Điều 16 của Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
Ngoài việc bị xử phạt theo quy định các cơ sở kinh doanh phải có biện pháp khắc phục hậu quả, và bắt buộc tiêu hủy thực phẩm, đồ uống không đảm bảo vệ sinh an toàn theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 16 của Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
Trên đây, là nội dung tư vấn về mẫu kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của Luatvn.vn. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Nếu còn những vấn đề khúc mắc cần tư vấn hoặc cần hỗ trợ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hãy liên hệ cho chúng tôi qua số Hotline/Zalo: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được đội ngũ luật sư của Luatvn.vn hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN