Quy định về bảo quản thực phẩm trong quá trình sản xuất chế biến thành phẩm hiện nay theo pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Bạn là nhà kinh doanh, nhà sản xuất có sử dụng thực phẩm trong quá trình kinh doanh của mình và bạn đã nắm rõ những quy định pháp luật về việc đảm bảo chất lượng thực phẩm an toàn hay chưa? Hãy cùng Luatvn.vn chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết sau đây.
Luatvn.vn chúng tôi với đội ngũ chuyên viên và nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, năng lực và tận tình hỗ trợ Quý khách hàng trong mọi tình huống. Hãy liên hệ ngay đường dây nóng hotline 076.338.7788 để được hỗ trợ kịp thời nhé.
I. Cơ sở pháp lý:
– Luật an toàn thực phẩm 2010 số 55/2010/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2010.
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm do Chính phủ ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2018.
– Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm do Chính phủ ban hành ngày 04 tháng 9 năm 2018.
II. Quy định pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm:
Căn cứ Điều 20 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
“Điều 20. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm sau đây:
a) Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
b) Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
c) Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.”
Do đó, Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện về bảo quản thực phẩm:
– Thứ nhất là nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản
– Thứ hai là ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.
– Thứ ba là tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Đồng thời, pháp luật cũng quy định rằng Sẽ phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo quản thực phẩm như sau:
Căn cứ Điều 9 Nghị định 118/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 9. Vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Khu vực chứa đựng, kho bảo quản không có hoặc không đầy đủ giá, kệ, biển tên, nội quy, quy trình, chế độ vệ sinh;
d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ về theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khác đối với nguyên liệu, sản phẩm có yêu cầu bảo quản đặc biệt tại khu vực chứa đựng, kho bảo quản;
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không phân loại, bảo quản riêng biệt phế thải, nguyên liệu, thành phẩm hoặc bán thành phẩm bị hỏng, hết hạn sử dụng với các nguyên liệu và sản phẩm phục vụ để sản xuất, kinh doanh;
c) Bảo quản nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, sản phẩm thực phẩm không phù hợp với điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm đó hoặc không phù hợp với điều kiện bảo quản do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm đã công bố;”
Theo đó, nếu bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến thực phẩm mà vi phạm về chế độ bảo quản thực phẩm thì sẽ bị phạt tiền với mức phạt giao động từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng.
Việc phạt vi phạm là do chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh hay bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có hoạt động kinh doanh thực phẩm vi phạm điều kiện bảo quản thực phẩm. Bởi lẽ chất lượng thực phẩm sẽ giảm đi nếu không được bảo quản đúng điều kiện, tiêu chuẩn, từ đó giảm chất lượng thực phẩm và có khả năng gây ngộ độc thực phẩm hay ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng thực phẩm. Do đó, Quý khách hàng là những chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hãy lưu ý vấn đề này nhé.
Luatvn.vn với đội ngũ chuyên viên pháp lý đã có kinh nghiệm trong việc tư vấn quy định pháp luật về đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm và làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật. Chúng tôi cam kết sẽ cung cấp một dịch vụ pháp lý chất lượng, uy tín, hứa hẹn đảm bảo an toàn và đúng thời hạn với chi phí khá rẻ, hợp lý với “túi tiền” của Quý khách.
Trên đây là những thông tin về Quy định về bảo quản thực phẩm; hy vọng đây là thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Nếu có khó khăn, vướng mắc về vấn đề pháp lý an toàn thực phẩm hay các vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được tư vấn và giải đáp thắc mắc kịp thời, nhanh chóng nhất có thể nhé.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN