Để Quý khách có thể chuẩn bị kỹ những gì trước khi kinh doanh hải sản tươi sống, hôm nay Luật VN sẽ chia sẻ bài viết về Quy đinh về kinh doanh hải sản tươi sống để mọi người cùng nắm được. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn số hotline/zalo: 076.338.7788 để được giải đáp.
Mục lục
- 1 Căn cứ pháp lý.
- 2 Những cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy hải sản nào cần xin giấy an toàn vệ sinh thực phẩm?
- 3 Trình tự thủ tục cấp Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở kinh doanh hải sản.
- 4 Hồ sơ xin giấy an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở kinh doanh hải sản.
- 5 Điều kiện về cơ sở vật chất và pháp lý:
- 5.0.1 Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh (phù hợp để bày bán, sơ chế hàng hóa; vật dụng trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm: không thấm nước, không gây độc cho sản phẩm, dễ làm vệ sinh…);
- 5.0.2 Người trực tiếp bán hàng (đảm bảo sức khỏe để kinh doanh; được tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm …)
Căn cứ pháp lý.
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày ngày 02/02/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành ngày 02/02/2018;
- Thông tư38 /2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất,
Những cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy hải sản nào cần xin giấy an toàn vệ sinh thực phẩm?
Những cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy hải sản sau không phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, tàu cá có chiều dài dưới 15 mét;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản có xuất khẩu sang các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu chứng nhận y tế (chứng thư, chứng nhận an toàn thực phẩm) bởi cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vây những cơ sở sản xuất thủy hải sản nhỏ lẻ theo hình thức Hộ kinh doanh là không thuộc đối tượng phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, vẫn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn quy định của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiện nay các cơ sở muốn có Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm phải thành lập công ty và có mã ngành kinh doanh thủy hải sản.
Cụ thể là mã ngành 6322 nhóm này gồm: Bán buôn thủy sản tươi, đông lạnh và chế biến như cá, động vật giáp xác (tôm, cua…), động vật thân mềm (mực, bạch tuộc…), động vật không xương sống khác sống dưới nước.
Trình tự thủ tục cấp Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở kinh doanh hải sản.
Bước 1:
Cơ sở chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ban Quản lý An toàn Thực phẩm.
Bước 2:
Ban Quản lý An toàn thực phẩm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3:
+ Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu không đầy đủ (chỉ nộp bổ sung những hồ sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ).
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở.
+ Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc không cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong đó phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4:
Cơ sở căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
Hồ sơ xin giấy an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở kinh doanh hải sản.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở.
Điều kiện về cơ sở vật chất và pháp lý:
Để cơ sở kinh doanh thủy hải sản được được cấp phép Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Kết cấu, bố trí cơ sở kinh doanh (nền, tường, trần, cửa…phù hợp, dễ làm vệ sinh…); Bố trí các khu vực kinh doanh (đủ diện tích, dễ làm vệ sinh; tách riêng khu vực kinh doanh đồ tươi sống với đồ chín hoặc đã qua chế biến, khu vực kinh doanh các loại sản phẩm khác nhau…);
- Khu vực đóng gói cần phải kín, tường, trần sáng màu, có hai cửa để đảm bảo quy tắc một chiều. Cụ thể là gồm có: Khu vực Tiếp nhận nguyên liệu – Sơ chế, rửa –Chia ,bao gói – Bảo quản , Vận chuyển – Phục vụ khách hàng. Khu bảo hộ lao động, thay quần áo, trang bị bồn rửa tay, wc tách riêng. Có khu vực kho riêng;
Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh (phù hợp để bày bán, sơ chế hàng hóa; vật dụng trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm: không thấm nước, không gây độc cho sản phẩm, dễ làm vệ sinh…);
- Thực phẩm kinh doanh tại cơ sở (có hóa đơn hoặc ghi chép về việc mua/ bán hàng đảm bảo truy xuất được nguồn gốc thực phẩm; thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật phải có chứng nhận vệ sinh thú y; thực phẩm bao gói sẵn phải có nhãn hàng hóa với đầy đủ thông tin theo quy định…)
- Các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất kinh thực phẩm (nước, nước đá đáp ứng quy định về nước ăn uống; phụ gia, chất bảo quản trong danh mục được phép sử dụng, bảo quản và sử dụng theo đúng quy định… )
- Phòng, chống động vật gây hại và xử lý chất thải, nước thải (có biện pháp phòng chống động vật gây hại; có biện pháp xử lý nước thải, nước thải đáp ứng quy định trước khi xả ra môi trường; có dụng cụ/ biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn…); nhà vệ sinh (bố trí riêng biệt với khu vực kinh doanh).
Người trực tiếp bán hàng (đảm bảo sức khỏe để kinh doanh; được tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm …)
- Bao gói, bảo quản, vận chuyển (vật liệu bao gói, chứa đựng không gây ô nhiễm cho sản phẩm; có nơi bảo quản, phương tiện bảo quản, vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm, được sắp xếp hợp lý và vệ sinh sạch sẽ; …);
- Doanh nghiệp cần chuẩn bị Giấy an toàn thực phẩm, bản công bố còn thời hạn, hóa đơn đỏ hoặc hóa đơn bán lẻ của Công ty nhập nguồn thực phẩm về
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn số hotline/zalo: 076.338.7788 để được giải đáp.
Dịch vụ của luatvn.vn
Thành lập công ty/doanh nghiệp, Thành lập trung tâm ngoại ngữ, Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà hàng, quán ăn, cơ sở sản xuất | Thành lập trung tâm tư vấn du học, |
BÀI VIẾT LIÊN QUAN