Quy trình cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Nếu bạn là những nhà kinh doanh sản xuất thực phẩm hay có dự định sản xuất kinh doanh lĩnh vực này thì hãy tham khảo ngay quy trình cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm để tìm hiểu rõ hơn nhé. Hiện nay, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tùy theo thực phẩm đó thuộc nhóm thực phẩm quản lý của Bộ ngành nào thì Bộ ban ngành đó sẽ đưa ra quy định cấp cụ thể. Dưới đây, bài viết này sẽ hướng dẫn quý khách chi tiết nhất. Mời Quý khách cùng tham khảo.
Dịch vụ pháp lý đến từ Luatvn.vn chúng tôi, với đội ngũ chuyên viên và nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, năng lực và tận tình hỗ trợ Quý khách hàng trong mọi tình huống cũng như trong việc thực hiện xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm. Hãy liên hệ ngay đường dây nóng hotline 076.338.7788 để được hỗ trợ kịp thời.
Mục lục
- 1 I. Cơ sở pháp lý:
- 2 II. Quy trình thực hiện cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm:
I. Cơ sở pháp lý:
– Luật an toàn thực phẩm 55/2010/QH12
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP
– Nghị định 17/2020/NĐ-CP
– Thông tư số 279/2016/TT-BTC
– Thông tư số 117/2018/TT-BTC
– Thông tư 43/2018/TT-BCT
II. Quy trình thực hiện cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm:
1. Trình tự thực hiện đối với sản phẩm thực phẩm thuộc Bộ Công Thương quản lý:
Bước 1: Lập hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương hoặc cơ quan có thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cơ quan có thẩm quyền).
Bước 2:
Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp không hợp lệ thì thông báo bằng văn bản và yêu cầu bổ sung. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung mà không có phản hồi thì hủy hồ sơ.
– Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
– Cấp Giấy chứng nhận
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt” thì cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.
Bước 3: Cơ sở căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đến nhận kết quả.
Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị theo mẫu.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật (bản sao).
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh).
– Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do của chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở (mẫu 01, mẫu 02)
2. Trình tự thực hiện đối với sản phẩm thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý:
Bước 1: Cơ sở lập hồ sơ và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản Lý ATTP, bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ NN&PTNT theo phân công của Bộ NN&PTNT hoặc UBND cấp tỉnh dựa trên phân cấp của Bộ NN&PTNT.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
– Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP trong 07 ngày làm việc (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B); hoặc tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện trong thời hạn 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại).
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Cơ sở căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ hoặc có thể đăng ký dịch vụ nhận kết quả qua bưu điện.
Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở.
3. Trình tự thực hiện đối với sản phẩm thực phẩm thuộc Bộ Y tế quản lý:
Bước 1: Lập hồ sơ và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua mạng điện tử đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản Lý ATTP tỉnh thành phố hoặc Cục/ Chi Cục An toàn thực phẩm.
Bước 2:
Trường hợp hồ sơ đầy đủ cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3:
Trường hợp hồ sơ có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung:
Trong 05 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho cơ sở, nêu rõ lý do. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung mà không có phản hồi thì hủy hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung:
Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định cơ sở (Trường hợp ủy quyền cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền).
Nếu kết quả thẩm định đạt thì cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở trong 05 ngày làm việc.
Nếu kết quả thẩm định chưa đạt và có thể khắc phục (thời gian khắc phục không quá 30 ngày). Sau khi khắc phục xong, cơ sở gửi báo cáo khắc phục về Ban Quản lý An toàn thực phẩm.
– Trường hợp kết quả khắc phục đạt thì cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.
– Trường hợp kết quả khắc phục không đạt thì có văn bản thông báo cho cho cơ sở và cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trực tiếp của địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
– Trường hợp thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận: Thay đổi tên của doanh nghiệp hoặc đổi chủ cơ sở, thay đổi địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí và quy trình sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và Giấy chứng nhận còn thời hạn thì cơ sở gửi thông báo thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận và kèm bản sao văn bản hợp pháp thể hiện sự thay đổi. Ngoài các trường hợp nêu trên, cơ sở nộp lại hồ sơ mới để được thẩm định cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
Bước 4: Cơ sở căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đến nhận kết quả.
Thành phần hồ sơ
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở).
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
– Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
Trên đây là những thông tin Quy trình cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm; hy vọng đây là thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Nếu có khó khăn, vướng mắc về vấn đề pháp lý an toàn thực phẩm như xin cấp Giấy phép VSATTP, vvv hay các vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN