Thủ tục xin Giấy VSATTP tại TPHCM như thế nào? Đây là câu hỏi của một bạn đến từ Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh gửi đến Luatvn.vn chúng tôi.
Câu hỏi như sau: “Xin kính chào quý luật sư Luatvn.vn. Tôi là một cá nhân đang có dự định mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm đồ uống như siro, trà sữa, nước các loại, và đồ ăn thực phẩm ăn nhanh vv Vậy, tôi phải làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào. Tôi phải làm những gì để xin cấp được giấy phép, cũng như cơ quan nào cấp phép cho tôi? Tôi đang sinh sống tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.”
Luatvn.vn chúng tôi xin trân trọng cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi với đội ngũ chuyên viên pháp lý, luật sư dày dặn kinh nghiệm, lâu đời sẽ giải đáp thắc mắc cho quý bạn theo bài viết dưới đây.
Với đội ngũ chuyên viên và nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, năng lực và tận tình hỗ trợ Quý khách hàng trong quá trình xin Giấy phép VSATTP, quý khách không phải mất quá nhiều thời gian và chi phí để có được Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy liên hệ ngay đường dây nóng hotline 076.338.7788 để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.
Cơ sở pháp lý/văn bản pháp luật cần áp dụng:
– Luật an toàn thực phẩm 2010 số 55/2010/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2010.
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm do Chính phủ ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2018.
Thủ tục xin Giấy VSATTP tại TPHCM như thế nào?
Thứ nhất cần xác định cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền cấp phép giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Trả lời: Hiện nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có cơ quan liên thông giữa ba bộ ban ngành bao gồm Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương. Theo đó, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh là Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, thủ tục xin cấp phép giấy phép VSATTP tại TP.HCM ra sao?
Trả lời: Quy trình cấp phép như sau:
Đối với thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Công Thương thì:
Bước 1: Lập hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ban Quản lý ATTP Thành phố Hồ Chí Minh
Bước 2: Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp không hợp lệ thì thông báo bằng văn bản và yêu cầu bổ sung. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung mà không có phản hồi thì hủy hồ sơ.
Trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt” thì cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.
Bước 3: Nhận kết quả
Những sản phẩm thuộc Bộ Y tế quản lý thì:
Bước 1: Lập hồ sơ và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua mạng điện tử đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản Lý ATTP Thành phố Hồ Chí Minh.
Bước 2: Nếu hồ sơ đầy đủ cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Trường hợp hồ sơ có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung:
Trong 05 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho cơ sở, nêu rõ lý do. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung mà không có phản hồi thì hủy hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung:
Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định cơ sở.
Nếu kết quả thẩm định đạt thì cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở trong 05 ngày làm việc.
Nếu kết quả thẩm định chưa đạt và có thể khắc phục (thời gian khắc phục không quá 30 ngày).
Bước 4: Nhận kết quả
Những sản phẩm thực phẩm thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý thì:
Bước 1: Cơ sở lập hồ sơ và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản Lý ATTP Thành phố Hồ Chí Minh.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
– Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thẩm tra hồ sơ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP trong 07 ngày làm việc (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B); hoặc tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại).
Nếu không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Nhận kết quả.
Trên đây là những thông tin về Thủ tục xin Giấy VSATTP tại TPHCM cũng như là câu trả lời thắc mắc của bạn; hy vọng đây là thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Nếu có khó khăn, vướng mắc về vấn đề pháp lý an toàn thực phẩm như xin cấp Giấy phép VSATTP, vvv hay các vấn đề pháp lý liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN