Xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cần những thủ tục gì ?

Trong điều kiện môi trường xuống cấp và các loại thuốc BVTV, các chất phụ gia thực phẩm đang được bày bán, sử dụng tràn lan, vấn đề An toàn thực phẩm đã trở thành vấn đề bức thiết luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Do đó, việc xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cũng luôn được chính quyền tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

Vậy bạn có biết xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cần những thủ tục gì? Xin ở đâu và làm thế nào để làm thủ tục xin giấy phép một cách nhanh chóng, ít tốn kém thời gian, công sức? Trong bài viết này LUẬT VN sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Hotline tư vấn và giải đáp: 076 338 7788

21 2
ATVSTP: Vấn đề được nhiều người quan tâm

Làm thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Luật VN

Làm thủ tục Đăng ký Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đang là một dịch vụ được quan tâm hàng đầu tại Luật VN. Chúng tôi có đội ngũ luật sư và chuyên gia có chuyên môn cao, có thể giúp quý khách hàng thực hiện đơn giản hóa thủ tục xin cấp phép, thuận tiện hơn trong quá trình kinh doanh.  Rất nhiều đơn vị hoạt động kinh doanh trong ngành sản xuất thực phẩm đã tin tưởng Luật VN. Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc cho bạn về việc xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:

Quy trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Luật VN

 

1. Xác định đơn vị có thẩm quyền cấp giấy phép

Thủ tục cấp giấy phép ATTP do các đơn vị sau quản lý:

1. 1 Bộ công thương, sở công thương

Bộ công thương, sở công thương là đơn vị có thẩm quyền cấp giấy phép đủ điều kiện ATVSTP đối với các cơ sở Sản xuất Rượu bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo. Trong đó:

+ Bộ công thương: Có quyền hạn cấp giấy phép cơ sở đủ điều kiện ATVSTP cho các hoạt động kinh doanh như Nhập khẩu thực phẩm, sản xuất Rượu từ 3 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Bia từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Nước giải khát từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Sữa chế biến từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Dầu thực vật từ 50 nghìn tấn sản phẩm/năm trở lên; Bánh kẹo từ 20 nghìn tấn sản phẩm/năm trở lên; bột và tinh bột từ 100 nghìn tấn sản phẩm/năm trở lên, Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật); Cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

+ Sở công thương: Có quyền hạn cấp Giấy chứng nhận hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công, phân cấp cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế nhỏ hơn các cơ sở quy định của Bộ công thương nêu trên.

2. Cục ATTP Bộ Y tế

Cục an toàn thực phẩm: Có quyền hạn cấp giấy phép cho các sản phẩm như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, Phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ y tế quy định.

Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm: Có quyền hạn cấp giấy phép đối với Công ty hoặc Hộ kinh doanh nhưng có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên; Cơ sở cung cấp suất ăn sẵn; Dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp; Bếp ăn tập thể, căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

Phòng y tế – ủy ban nhân quận: Có quyền hạn cấp giấy phép cho các Hộ kinh doanh cá thể có quy mô nhỏ hơn.

Các bước làm thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

xin-cap-giay-phep-an-toan-ve-sinh-thuc-pham
Làm thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Luật VN

Thủ tục cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước sau:

Bước 1. Chủ cơ sở làm thủ tục khám sức khỏe và tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm

Người xin cấp giấy phép phải có giấy chứng nhận về sức khỏe để đảm bảo có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Đồng thời, bạn cũng cần phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Thông thường, chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm và phải trả lời đúng 80% câu hỏi thì mới được thông qua.

Bước 2. Chủ cơ sở nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền

Hồ sơ cần có những giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện VSATTP, bao gồm:

– Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.

– Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.

– Bản cam kết đảm bảo giấy phép VSATTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất và kinh doanh.

– Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh

– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức VSATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở.

– Giấy chứng nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm

– Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP theo HACCP, trong hồ sơ có bản sao công chứng giấy chứng nhận HACCP.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở

Trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ nhận được và nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép.

Đối với trường hợp cơ sở đạt tiêu chuẩn, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đạt chuẩn. Và ngược lại, trong trường hợp không đạt tiêu chuẩn, cơ sở vi phạm sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo ATVSTP.

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép ATVSTP cho cơ sở đạt tiêu chuẩn

Sau quá trình kiểm tra và xác nhận, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đạt chuẩn cho cơ sở. Giấy phép này có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện ATVSTP theo đúng quy định đề ra. Và sau khi cấp giấy phép, cơ quan chức năng vẫn sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa để đảm bảo an toàn. Nếu cơ sở vi phạm quy định về ATVSTP thì sẽ bị thu hồi giấy phép theo quy định.

Vì sao quý khách nên sử dụng dịch vụ xin cấp giấy phép VSATTP tại Luật VN?

Thủ tục xin cấp giấy phép ATVSTP tuy không khó nhưng khá rườm rà và thực hiện tốn kém thời gian. Thêm vào đó, tùy theo từng loại hình kinh doanh thuộc các bộ quản lý khác nhau mà các giấy tờ thẩm định sẽ khác nhau, do vậy nếu không có sự giúp đỡ từ một đơn vị chuyên môn, quý khách rất khó có thể tự làm được thủ tục. Luật VN xin được giới thiệu với quý khách một số dịch vụ tư vấn quan trọng của Luật VN

  • Tư vấn hoàn chỉnh ngành nghề, hồ sơ, thủ tục xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Tư vấn khảo sát, chụp hình mặt bằng và sửa chữa cơ sở kinh doan
  • Tư vấn đăng ký, hướng dẫn thi tập huấn, khám sức khoẻ và tiếp đoàn thẩm định
  • Tư vấn xét nghiệm nước, thẩm định/thẩm định lại vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Tư vấn tài liệu phục vụ quá trình thẩm định.

Trên đây là một số thông tin về thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu quý khách cân thêm thông tin khác, hãy liên hệ ngay với Luật VN để được hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục nhanh nhất:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ LUẬT VN
– Địa chỉ: 18 Hoàng Kế Viêm, P12, Quận Tân Bình Hồ Chí Minh.
– Văn Phòng Hà Nội: Nhà số 16/9 ngõ 9 – Trần quốc Hoàn Cầu Giấy – Hà Nội.
– Email hỗ trợ: luatvn@luatvn.vn
– Hotline : 076 338 7788
– Zalo : 076 338 7788

Tài liệu tham khảo:

  1. Luật An toàn thực phẩm 2010
  2. Nghị định Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm

Xem thêm: DỊCH VỤ GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM LUATVN.VN

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788