Một số biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm [Kiến thức quan trọng]

Thời gian gần đây, những cảnh báo về an toàn vệ sinh thực phẩm liên tục được nhắc tới đã phần nào tác động đến suy nghĩ và hành động của mọi người. Công cuộc phòng chống thực phẩm bẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Bài viết hôm nay, mời bạn cùng Luatvn.vn tìm hiểu một số biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm để góp phần bảo vệ sự an toàn cho sức khỏe của mình và mọi người xung quanh.

Lý do gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Một số biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm 1

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó phải kể đến những nguyên nhân chính như:

  • Thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật, đây được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể.
  • Chất độc gốc tự nhiên trong một số loại thủy sản như: mực xanh, cá nóc…
  • Chất độc tự nhiên trong một số thực phẩm như sắn, măng…
  • Các chất hóa học không được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: màu công nghiệp, hàn the, formol…

Và còn rất nhiều nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm khác nữa. Vấn đề then chốt là làm thế nào để quản lý tốt chất lượng nông thủy sản thực phẩm không nhiễm vi sinh, không chứa hóa chất bị cấm, hóa chất ngoài danh mục cho phép hay bị nhiễm hóa chất quá giới hạn. Đồng thời, cho phép nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo an toàn cho người dùng và đóng góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội cho đất nước.

Một số biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm bạn cần biết

Chính từ những vấn đề thiết yếu nêu trên, việc đánh giá chất lượng nông thủy sản và thực phẩm chế biến cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc để giảm thiểu tối đa yếu kém tồn tại, nâng cao mặt chất lượng và an toàn cho mỗi người.

Vậy nên, việc thực hiện một số biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng là điều cần thiết mà ai cũng cần áp dụng theo.

Đối với nhà sản xuất

Một số biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm

Các nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Nếu là đơn vị sản xuất, kinh doanh mặt hàng xuất khẩu thì bắt buộc phải tuân thủ những quy định về chất lượng sản phẩm của nước sở tại. Đồng thời, phải có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng trong nước, chất lượng thực phẩm phạt đạt yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh trong nước phải có giấy phép công bố chất lượng sản phẩm. Mặt khác, các sản phẩm mà đơn vị sản xuất, kinh doanh cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn mà pháp luật quy định.

Nơi sản xuất phải đảm bảo vệ sinh, được dọn dẹp sạch sẽ và khử trùng thường xuyên, cách xa khu chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, bãi rác thải, cống rãnh ô nhiễm…Người chế biến cần được trang bị đầy đủ bảo hộ và tuân thủ đúng nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một số biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng

Một số biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm 3

  • Luôn cập nhập những kiến thức và kỹ thuật về an toàn vệ sinh thực phẩm để chọn được những loại thực phẩm vừa có giá trị dinh dưỡng, giá cả phải chăng lại vừa đảm bảo chất lượng.
  • Nên xem kỹ hạn sử dụng khi mua các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn
  • Chọn các loại rau củ quả, cá tươi, thịt tươi, trứng tươi, ngũ cốc không bị mốc
  • Khi chế biến thức ăn, đồ uống hay rửa dụng cụ phải sử dụng nước sạch và đảm bảo an toàn
  • Các loại thực phẩm như thịt, cá cần được nấu chín kỹ để tránh bị ô nhiễm bởi sinh vật gây bệnh, khi nấu chín nên ăn ngay. Trường hợp đồ ăn đã nấu chín để ngoài quá 4 giờ, đặc biệt là để qua đêm cần được đun lại.
  • Đồ dùng để ăn uống và nấy nướng phải được vệ sinh sinh sạch sẽ, không lau khô chén đũa bằng khăn ẩm mốc.
  • Thực phẩm sống và thực phẩm chính không được để lẫn lộn, không dùng thớt chung để thái đồ sống và đồ chính.
  • Người nấu cần giữ gìn vệ sinh bằng cách rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch. Không bốc và chia thức ăn bằng tay, móng tay cần được cắt ngắn. Không tham gia chế biến hoặc phục vụ ăn uống nếu đang có triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, nôn ói, sốt, nhiễm trùng ngoài da hay các bệnh lây truyền khác.
  • Nơi ăn uống và chế biến cần phải cách xa nhau những nơi chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, bãi rác thải, cống rãnh ô nhiễm. Phải có đủ nước sạch, có vòi nước, rửa tay trước khi ăn.

Kết luận

Để đảm bảo sức khỏe cho chính mình, gia đình và mọi người xung quanh, bản thân nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng như người tiêu dùng cần vận dụng những nguyên tắc cùng một số biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm mà Luatvn.vn nêu trên. Khi cần tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết và đầy đủ nhất. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và an toàn khi sử dụng thực phẩm.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788