Thành lập công ty Quận Đống Đa

Thành lập công ty Quận Đống Đa năm 2021 được đánh giá là năm được kỳ vọng phục hồi kinh tế nhanh và bứt phá sau khi bị ảnh hưởng của dịch Covid – 19, đây sẽ là cơ hội cho các cá nhân, tập thể thành lập công ty để kinh doanh. Vậy cần chuẩn bị những gì, hồ sơ và thủ tục thực hiện ra sao? Nếu bạn đang băn khoăn về những vấn đề này, hãy đến với dịch vụ thành lập công ty của Luatvn.vn. Dịch vụ của chúng tôi là dịch vụ trọn gói, mức chi phí tối ưu nhất cho doanh nghiệp.

Quý khách có nhu cầu thành lập công ty Quận Đống Đa mới hãy liên hệ với luatvn.vn số Hotline/Zalo: 076 338 7788 để được tư vấn miễn phí, báo giá hợp lý.

Thành lập công ty cơ khí

Căn cứ pháp lý:

– Luật Doanh nghiệp 2014

– Luật Kế toán 2003

Tìm hiểu công ty là gì, thành lập công ty Quận Đống Đa có gì mới.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Thực tế có rất nhiều loại hình doanh nghiệp/ công ty hợp pháp khác nhau được chính phủ Việt Nam công nhận. Do vậy, người đại diện đăng ký thành lập công ty cần phải nắm rõ về đặc điểm nổi bật của từng loại hình này. Từ đó đối chiếu với tình hình, tầm nhìn phát triển của công ty để lựa chọn phù hợp. Có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam bao gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH một thành viên, và công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
  • Công ty/doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh

Lựa chọn đặt tên công ty

Đặt tên doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

Điều 38. Tên doanh nghiệp

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

2. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

Điều 39. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều 42. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.

Như vậy, dựa vào các quy định trên thì bạn có thể tự do đặt một các tên cho doanh nghiệp của mình miễn sao không vi phạm điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp là được.

Lựa chọn địa chỉ trụ sở

Việc lựa chọn nơi đặt trụ sở của công ty là quyền của bạn, tuy nhiên trước khi quyết định sẽ đặt trụ sở tại Hà Nội thì bạn nên cân nhắc 5 vấn đề sau:

1) Nên lựa chọn trụ sở ổn định lâu dài

Hóa đơn là vấn đề đặc biệt quan trong trong quá trình thu hồi công nợ và triển khai kinh doanh. Thông tin địa chỉ trụ sở công ty được ghi nhận trên hóa đơn.

Do đó nên lựa chọn trụ sở ổn định, lâu dài để tránh việc phải thay đổi hoặc điều chỉnh hóa đơn.

2) Địa chỉ rõ ràng và có đủ giấy tờ liên quan

– Cơ quan nhà nước liên hệ với doanh nghiệp bằng đường công văn luôn gửi trực tiếp về địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp cần đảm bảo địa chỉ đăng ký rõ ràng để không bị thất lạc công văn gây ảnh hưởng đến việc liên lạc với cơ quan nhà nước.

3) Không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể

– Pháp luật không cho phép đặt địa chỉ trụ sở chính tại chung cư bởi các căn hộ này không có chức năng kinh doanh. Doanh nghiệp hoạt động sẽ gặp khó khăn khi cơ quan quản lý phường/ xã kiểm tra thực địa.

– Chi phí thuê không được khấu trừ.

– Không phát hành được hóa đơn.

4) Địa chỉ đáp ứng các điều kiện để kinh doanh

Nhiều ngành nghề kinh doanh phải có giấy phép con trước khi doanh nghiệp hoạt động. Địa chỉ trụ sở chính liên quan trực tiếp tới điều kiện được cấp giấy phép. 

5) Lựa chọn địa chỉ trụ sở chính cũ

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:

“1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

4. Vốn điều lệ.”

Như vậy, theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành thì bạn sẽ không phải ghi ngành, nghề kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bạn có quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Vì thế, nếu sau này công ty bạn có thêm các hoạt động kinh doanh khác (kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm) thì bạn chỉ phải thông bảo với cơ quan đăng ký kinh doanh để được bổ sung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không phải thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

cần chuẩn bị những gì để thành lập công ty

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty tại Luật VN

– Thông báo thành lập chi nhánh (theo mẫu tại phụ lục thông tư số 14/2010/TT– BKH)

– Biên bản họp hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh

– Quyết định của Hội đồng quản trị

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chinh nhánh

–  Bản sao CMND của người đứng đầu chi nhánh và Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty.

– Bản sao Điều lệ của công ty (Trường hợp này có thể linh động nếu không có)

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty :

– Soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh và nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.

– Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 07 ngày làm việc.

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Dịch vụ thành lập công ty tại Luật VN cam kết mang tới sự hài lòng tuyệt đối cho mọi loại hình doanh nghiệp. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn. Hotline/Zalo: 076 338 7788.

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788