Mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm

Mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm vẫn luôn là vấn đề nhức nhối mà bất kỳ “ông bà chủ” nào cũng cần nắm được. Trên thực tế nhiều người vẫn chưa thể nắm hết được những quy định của pháp luật về mức xử phạt hành chính của việc vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhằm giúp mọi người hiểu rõ về cơ sở pháp lý đóng phạt cũng như số tiền phải nộp phạt khi có vi phạm, Luật Quốc Bảo xin đưa ra một số thông tin quan trọng dưới đây.

giay phep ve sinh attp 2

Mục lục

Cơ sở pháp lý tiến hành mức phạt khi vi phạm an toàn thực phẩm

  • Luật an toàn thực phẩm 2010
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm 2010
  • Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Luatvn.vn tư vấn mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm
Luatvn.vn tư vấn mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm

Đối tượng bắt buộc phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tất cả cơ sở đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều cần phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vs attp khi đang hoạt động NGOẠI TRỪ các cơ sở đã đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;

Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận:

  • Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Như vậy có thể thấy đặc điểm chung của những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần phải xin mẫu giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đó chính là những cơ sở có địa điểm cố định để sản xuất hay kinh doanh.

Có thể kể đến như: Các cơ sở kinh doanh và sản xuất rượu bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh mứt kẹo, cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng, sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ nông nghiệp như ngũ cốc, thực phẩm, thủy sản, …

Xử lý vi phạm quy định an toàn thực phẩm

Theo quy định của pháp luật, thì các cơ sở kinh doanh chỉ được kinh doanh các ngành nghề kinh doanh nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật đặt ra. Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh về thực phẩm không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì không được phép kinh doanh, trường hợp cố tình kinh doanh trái phép mà bị phát hiện thì buộc ngừng kinh doanh và xử lý theo quy định của pháp luật.

Mức phạt khi chưa có giấy chứng nhận vệ sinh ATTP nhưng vẫn cố tình sản xuất, kinh doanh
Mức phạt khi chưa có giấy chứng nhận vệ sinh ATTP nhưng vẫn cố tình sản xuất, kinh doanh

Theo điều 18 Nghị định 115 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thì:

  • “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

Nghị định 124/2021/NĐ-CP về sửa đổi,

  • Bổ sung 22 điều của Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và 35 điều Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.
  • Sửa đổi, bổ sung quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 3 như sau:
  • Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.”

Mức tiền xử phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm là bao nhiêu?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam mức phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm dao động từ 30 – 60 triệu đồng. Trong đó:

Đối với lĩnh vực VS ATTP thì cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nếu không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP sẽ bị xử phạt từ 30 triệu – 40 triệu đồng.
Đồng thời cơ sở này sẽ bị thu hồi toàn bộ thực phẩm hoặc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.
 
Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VS ATTP đạt yêu cầu thực hành sản phẩm tốt (GMP) thì sẽ bị phạt tiền từ 40tr – 60tr đồng thời ngay lập tức sẽ bị thu hồi lại thực phẩm hoặc tiêu hủy hoặc thay đổi mục đích sử dụng.

Như vậy, mức phạt đối với hành vi kinh doanh liên quan đến thực phẩm không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khá cao, cho đấy sự nghiêm minh, răn đe của pháp luật đối với các hành vi vi phạm.

  • Các cơ sở kinh doanh liên quan đến thực phẩm cần làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ thông tin về mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm. Hy vọng qua đây quý độc giả sẽ hiểu rõ hơn được tầm quan trọng của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó chấp hành nghiêm chỉnh những quy định đặt ra của Luật pháp Việt Nam. 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0778.738.886 (HN) – 0763.387.788 (TP.HCM)

Nghị định 124/2021/NĐ-CP về sửa đổi

Bổ 22 điều của Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và 35 điều Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.

Ngày 28/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung 22 điều của Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ quy định về xử lý vụ án hình sự. phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và 35 điều của Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022.

Đặc biệt:

 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm:
– Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của các Điều 2, 3, 9, 10, 11, 15, 16, 18, 19, 20, 21, 22, 24, 26, 28, 29, 30, 31, 32 , 33, 34, 35 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
– Bổ sung khoản 4 Điều 2 về thi hành chế tài, biện pháp khắc phục hậu quả phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Trường hợp áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi văn bản thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp. theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt;
Trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu đã sửa đổi, tẩy xóa thì người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước. có thẩm quyền cấp, nhận để rút tiền;

Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

– Sửa đổi, bổ sung quy định về mức phạt tiền tối đa và tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 3 như sau:
Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 4; Khoản 6 Điều 5; Khoản 5 Điều 6; Khoản 7 Điều 11; Khoản 1 và 9 Điều 22; Khoản 6 Điều 26 Nghị định này.
Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và khoản 6 Điều 26 Nghị định này, nếu áp dụng mức phạt tiền cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 23 luật Xử lý vi phạm hành chính nhưng vẫn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tiền tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm”;

Mức phạt quy định tại Chương II Nghị định này là tiền phạt đối với cá nhân

Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 4; Khoản 6 Điều 5; Khoản 5 Điều 6; Khoản 6 Điều 9; Khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; Điểm a, Khoản 3, Điều 20; Khoản 1 Điều 21; Khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; Khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt tiền đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với tổ chức cao gấp 2 lần so với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 4; Khoản 6 Điều 5; Khoản 5 Điều 6; Khoản 6 Điều 9; Khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; Điểm a, Khoản 3, Điều 20; Khoản 1 Điều 21; Khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; Khoản 6 Điều 26 Nghị định này sẽ giảm một nửa mức phạt tiền”.
– Đồng thời bãi bỏ quy định tại điểm a khoản 2 Điều; Điểm d, Khoản 10, Điều 22; Điểm b, Khoản 5, Điều 24 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:

– Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản 1, 2, 3, 4, 12, 20, 32, 38, 39, 40, 48, 51, 57, 58, 59, 60, 66, 68, 70 , 71, 72, 73, 74, 77, 77, 78, 103, 104, 105, 106, 107,108, 109, 110, 111, 112 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

– Phạt bổ sung:

Từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân trong phòng chống dịch như: Không thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ nhiễm virus. bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế (bao gồm: đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác).

Ngoài ra, vi phạm một trong các hành vi sau đây về quản lý trang thiết bị y tế:

sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng: Không đăng tải thông tin kê khai giá trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế trước khi đưa trang thiết bị y tế đầu tiên vào lưu hành trên thị trường Việt Nam; Kê khai giá không bao gồm tất cả các thành phần thông tin cần thiết; Không cập nhật giá kê khai của trang thiết bị y tế có thay đổi; Không giải trình các yếu tố nhu cầu và chi phí theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

– Đồng thời bãi bỏ quy định tại các điểm c, d khoản 2 Điều 39; Điểm b, c, g, h, Khoản 2, Khoản 4, Điểm a, Khoản 6, Điều 72; Điểm b, Khoản 3, Điều 73; Điểm b, Khoản 1, Điều 74; điểm b và điểm d khoản 2 Điều 75; Khoản 2 Điều 78; Điểm c, Khoản 5, Điều 107; Điểm c, Khoản 1, Điểm c Khoản 2 và Điểm c Khoản 3 Điều 111 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh tế y tế.

(Chi tiết xem tại Nghị định 124/2021/NĐ-CP)

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788