Bất động sản Blockchain và Tiền ảo Blockchain có gì khác

Bất động sản Blockchain và Tiền ảo Blockchain có gì khác hay chỉ là “Bình cũ rượu mới” mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. 

Hiện nay theo như thông tin chúng tôi có được một số tổ chức cá nhân, đang tiến hành và cho ra sàn Bất động sản Blockchain (BĐS Blockchain) nhắm giúp những người có nhu cầu đầu tư bất động sản nhưng không có vốn lớn mà vẫn có thể đầu tư được bằng hình thức mua chung.

bds

Mục lục

Hình thức hoạt động của sàn BĐS Blockchain.

Hiện nay, nhiều đơn vị kinh doanh bất động sản đang bán hàng bằng website, app bán bất động sản với sự phát triển của công nghệ hiện nay các sàn Bất động sản bằng công nghệ Blockchain dưới dạng ứng dụng mua bán trực tuyến (app). Người có nhà, căn hộ hoặc đất có thể bán tại đây.

Người có nhu cầu mua nhà ,căn hộ, đất có thể tham khảo hình ảnh, giấy tờ pháp lý, giá cả nếu đồng ý mua thì liên hệ với người bán qua Điện thại zalo hẹn gặp mặt kiểm tra nhà, đất kiểm tra giấy tờ pháp lý và thỏa thuận giá cả trước khi mua và hoàn thiện giấy tờ mua bán, hợp đồng mua bán.

Hiện nay thì một số app không còn đơn giản chỉ là bán hàng như trên tôi giới thiệu nữa mà chuyển qua hình thức mua chung nhiều nhà đầu tư có thể cùng kết nối, mua chung một căn hộ, nền đất với giá khác nhau có thể vài trăm triệu thậm chí vài tỷ khi chỉ cần vài triệu đồng bằng công nghệ blockchain.

Ưu điểm của việc mua bán chung Bất động sản.

Nó giải quyết được nhu cầu đầu tư bất động sản của nhiều cá nhân có số vốn nhỏ từ 1tr đồng đến vài chục triệu thậm chó là vài chục tỷ.

Thu hút được một lượng lớn người người tham gia cùng một lúc không phân biệt đối tượng là học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân… từ vùng sâu đến hải đảo, từ thành thị đến nông thôn dù bạn là ai và bạn làm gì, dù bạn nhiều tiền hay ít đều có thể tham gia hết…

Huy động được một số lượng tiền cực kỳ lớn trong khoảng thời gian cực kỳ nhanh hoàn toàn hợp pháp và tự nguyện…

Nhược điểm của việc mua bán chung Bất động sản.

Người mua không tận mắt chứng kiến căn hộ, nhà ở, đất của mình mua thực tế như nào, chỉ được cung cấp giấy tờ pháp lý như sổ đỏ sổ hồng và giấy tờ khác trên app

Người mua cũng có thể không biết mình mua mảnh đất nào, căn nhà nào, miếng đất nào…ở trên trái đất hay là mua trên Sao hỏa, hay Mặt trăng. Nếu có rủi ro nào thì chỉ có bắc thang lên hỏi ông Trời.

Cái nhà đâu tư có được được giới thiệu là mua Token chứ không phải là căn hộ hay đất.

Xét về nhu cầu góc độ pháp lý:

Thực tế hiện nay công nghệ phát triển đặc biệt công nghệ Blockchain đang làm thay đổi những hình thức kinh doanh truyền thống, mang đến sự thuận tiện hơn bất kể lĩnh vực nào. Đơn giản như chúng ta chứng kiến công nghệ Blockchain được áp dụng vào theo dõi, điều trị cho người mắc covid 19 vừa qua là một ví dụ, không ai phủ nhận tiềm năng to lớn của công nghệ Blockchain khi áp dụng vào nhiều lĩnh vực ngành nghề của cuộc sống nhất là những lĩnh vực kinh doanh như Bất động sản nhưng cái gì cũng phải có cơ sở pháp lý của nó.

Việc làm sao để đưa sản phẩm của mình đấn với khách hàng là nhu cầu của những nhà đầu tư Bất động sả. Theo đó, khi bên bán cần tạo thanh khoản cho sản phẩm trong điều kiện bán hàng khó khăn, việc sáng tạo ra các kịch bản kinh doanh là điều kiện bắt buộc. Người bán cũng đang rất linh hoạt trong cam kết bán hàng để thích nghi thị trường.

Việc đầu tư mua bán Bất động sản ở Việt Nam có nhiều đặc thù có những nét đặc thù pháp lý riêng về giao dịch và quyền sở hữu. Vì vậy, việc so sánh hay học hỏi theo các quốc gia khác cần nhiều yếu tố, mà ở đó Nhà nước giữ vai trò điều tiết, xây dựng hành lang pháp lý.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2014, kinh doanh BĐS được hiểu là “việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng…” để sinh lợi nhưng thực tế mua bán bất động sản Blockchain lại là đi mua tiền ảo (Token) như vậy không phải là mua bán bất động sản mà là mua bán tiền điện tử( Tiền ảo).

Hai là: Hợp đồng kinh doanh BĐS phải lập thành văn bản, phải đủ yếu tố cấu thành hiệu lực đảm bảo quyền lợi ích các bên.

Và ba: Là, nhà đầu tư không có quyền sở hữu, chiếm hữu và sử dụng BĐS – trong khi đây là quyền cơ bản của người sở hữu tài sản theo Bộ luật Dân sự.

Bất động sản Blockchain và Tiền ảo Blockchain có gì khác?

Bất động sản Blockchain và Tiền ảo Blockchain có gì khác hay chỉ là “Bình cũ rượu mới” thực tế mấy năm gần đây xuất hiện nhiều mô hình  lừa đảo đầu tư trên nền tảng công nghệ Blockchain là tiếng chuông báo động, nhà đầu tư cần tỉnh táo trước khi đầu tư với những lời hứa hẹn lãi suất 1%/ngày 26%/tháng 312%/năm mà những sàn tiền ảo đã kêu gọi

Vẫn là câu chuyện bỏ tiền thật mua tiền ảo (Token) do sàn sáng lập ra nhằm huy động vốn của người tham gia với khối lượng lớn rồi lại khóa sàn, bỏ trốn thiệt hại người tham gia chịu hậu quả mất tiền mà không biết kêu ai, kiện ai …

Việc kinh doanh tiền ảo tại Việt Nam hiện nay chưa được chính phủ cho phép dưới bất kỳ hình thức nào, việc mua bán bất động sản dưới dạng Token có hợp pháp hay không thì cần phải có cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Bên quản lý sàn giao dịch blockchain sở hữu cho rằng đang sở hữu BĐS, cần xác định họ có đủ tư cách pháp lý để sở hữu BĐS hay nhận ủy thác đầu tư không? Làm sao để nhà đầu tư biết là giấy tờ liên quan đến bất dộng sản hợp pháp để nhà đầu tư không bị lừa. Trong khi ngoài kia đến sổ đỏ, sổ hồng mang thế chấp Ngân hàng còn được làm giả thì sản phẩm trên mạng với công nghệ photoshop hiện nay khó có thể khẳng định điều gì.

Sàn giao dịch Blockchain được đặt ở đâu hay đặt ở nước ngoài cũng rất cần đến sự giám sát của cơ quan chức năng nếu như muốn nhà đầu tư tin tưởng khi đầu tư.

Không làm mà cũng có ăn

Quay lại câu chuyện của những mô hình đầu tư tiền ảo trước kia với nhiều chiêu trò mánh lới “Không làm mà cũng có ăn, đâu tư ít lợi nhuận ít, đầu tư nhiều lợi nhuận nhiều, 1%/ngày 26%/tháng 312%/năm.

Với tâm lý muốn làm giàu nhanh chóng nhưng không muốn lao động, suy nghĩ vất vả, muốn được ăn ngon đi du lịch thế giới như những chuyên gia tiền ảo giới thiệu, nhà đâu tư lại lao vào mà không biết mình đang làm gì? Đây được gọi là đầu tư bằng niềm tin.

Mô hình đầu tư mua chung có thể nói là rất tốt chỉ là làm sao cho đúng cho phù hợp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư hợp pháp đúng luật.

Khi một sàn bất động sản Blockchain họ nói họ giữ giấy tờ nhà đất, sở hữu bất động sản còn đối với nhà đầu tư “mua chung để đầu tư bán lại, không sở hữu quyền sử dụng BĐS” khẳng định đây không phải là đầu tư bất động sản mà là đầu tư tài chính dưới hình thức huy động vốn đa cấp.

Việc tham gia đầu tư với mô hình mua chung bất động sản nhà đầu tư cũng hết sức tỉnh táo vì mua thì dễ mà bán thì khó vì nhiều lý do, muốn rút vốn lại phải chịu lãi xuất cao, thậm chí phải giới thiệu được người mua vào mua phần của mình mới rút được vốn ra.

Nếu có ra rủi ro thì nhà đầu tư cũng không được bảo vệ vì còn thiếu nhiều kẽ hở pháp lý, chính vì điều này mà nhiều đối tượng lợi dụng để làm ăn bất chính huy động vốn của nhà đầu tư rồi đóng sàn giao dịch.

Tất nhiên thực tế không phải toàn bộ những sàn giao dịch Blockchain đều là giả là lừa đảo cả, ở mỗi ngành nghề lĩnh vực đều có người tốt và người xấu không phải là tất cả đều là người xấu, ở đây chúng tôi chỉ chia sẻ mang tính chất cảnh báo để mọi người phân biệt được để không mất tiền mà thôi.

Điều quan trọng nhất vẫn là những nhà đầu tư tỉnh táo phân biệt phát hiện những dấu hiệu không minh bạch để lường trước những hậu quả mất tiền không đáng có, nếu như không muốn mất đi số tiền bao năm tích cóp lo cho gia đình mình. Với một câu tự động viên “Của đi thay người”.

Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết của Luật VN quý khách có bất kỳ câu hỏi gì xin hãy liên hệ với Luật VN Hotline/zalo: 0763387788 để được tư vấn như Thành lập công ty, Thành lập trung tâm ngoại ngữ, Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm…

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788