“Xin chào luật sư! Tôi muốn đặt câu hỏi nhờ luật sư giải đáp giúp: Khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản nghề hộ lý thì công việc tại đây là phải làm những gì? Tôi xin cảm ơn!
Bạn Nguyễn Minh Nhã (Nam Định)
Luật sư trả lời:
Cảm ơn bạn Nguyễn Minh Nhã (Nam Định) đã gửi câu hỏi về hòm thư của Luatvn.vn. Luật sư xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Mục lục
Để hiểu công việc của nghề hộ lý tại Nhật Bản là làm những gì thì bạn cần biết nghề hộ lý là thế nào?
Hộ lý là gì? Nghề hộ lý là gì?
Hộ lý là gì?
Người phụ trách giúp đỡ bệnh nhân tại bệnh viện trong những việc như ăn uống, đại tiểu tiện, tắm giặt, và trông nom vệ sinh phòng bệnh.
Nghề hộ lý là gì?
Bằng những biện pháp nghiệp vụ, người hộ lý dọn dẹp vệ sinh nói chung trong bệnh viện. Ngoài ra, hộ lý cũng có những hỗ trợ khi cần thiết cho các bác sĩ, y tá, bệnh nhân. Thông thường, cả y tá và hộ lý đều theo dõi tình hình sức khoẻ của bệnh nhân để báo cáo kịp thời cho bác sĩ. Hộ lý cũng được đào tạo các kiến thức cơ bản về y học.
Hộ lý cấp 1
Hộ lý cấp 1 là những hộ lý được đào tạo đặc biệt bài bản chuyên chăm sóc những bệnh nhân nặng có yêu cầu chăm sóc, theo dõi, điều trị thường xuyên, liên tục: bệnh nhân suy tuần hoàn, suy hô hấp nặng, bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân sau phẫu thuật lớn, bệnh nhân chấn thương, vết thương sọ não, bệnh nhân cấp cứu nội khoa như chảy máu đường tiêu hoá, đột quỵ, mổ tim, ghép tạng…
Nhiệm vụ công việc của hộ lý tại Nhật Bản
Nhiệm vụ quyền hạn của hộ lý là:
– Thực hiện vệ sinh sạch, đẹp, ngăn nắp, trật tự trong các buồng bệnh, buồng thủ thuật, buồng tắm, buồng vệ sinh, hành lang, cầu thang, buồng làm việc của khoa theo quy chế quản lí buồng bệnh và buồng thủ thuật và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
– Phục vụ người bệnh:
+ Thay, đổi đồ vải của người bệnh theo quy định.
+ Đổ bô, chất thải của người bệnh.
+ Cọ rửa và tiệt khuẩn dụng cụ đựng chất thải của người bệnh, đảm bảo luôn khô, sạch.
+ Phụ y tá (điều dưỡng) chăm sóc người bệnh toàn diện:
+ Hỗ trợ người bệnh thực hiện vệ sinh thân thể
+ Vận chuyển người bệnh.
+ Vận chuyển phương tiện và thiết bị phục vụ người bệnh và mang sửa chữa thiết bị hỏng.
– Thu gom, quản lí chất thải trong khoa:
+ Đặt các thùng rác tại các vị trí quy định của khoa (có lót túi nilon ở trong)
+ Tập trung, phân loại rác từ các buồng bệnh, buồng thủ thuật vào thùng rác chung của khoa.
+ Buộc túi ni lon khi rác đầy 2/3 túi và dán nhãn, ghi rõ tên khoa trên nhãn.
+ Thu gom bỏ rác vào thùng không để rác rơi vãi ra ngoài.
+ Cọ rửa thùng rác hàng ngày.
+ Bảo quản tài sản trong phạm vi được phân công.
+ Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo sự phân công của y tá (điều dưỡng) trưởng khoa.
Bản mô tả công việc của hộ lý tại Nhật Bản
-Thực hiện công tác vệ sinh trong khoa.
– Thực hiện qui trình phân loại, thu gom chất thải và đồ vải trong khoa.
– Hỗ trợ Nữ hộ sinh, Điều dưỡng thực hiện công tác chuyên môn.
– Thực hiện đúng các quy định kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
– Làm việc và trực theo sự phân công của Điều dưỡng trưởng khoa.
– Kiểm tra đồ vải dơ giao cho nhà giặt, ghi nhận số lượng và ký giao nhận với nhân viên Nhà giặt.
– Chuẩn bị phiếu ghi số giường, áo choàng sạch, bao giày, khẩu trang, cồn sát khuẩn tay nhanh và hướng dẫn thân nhân vào thằm bệnh theo đúng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn.
– Kiểm tra giao nhận đồ vải của nhân viên, đảm bảo đủ số lượng và ký giao nhận với nhân viên nhà giặt.
– Gửi mẫu xét nghiệm, lấy kết quả khi có thông báo của điều dưỡng phòng, hỗ trợ điều dưỡng vận chuyển bệnh nhân đi cận lâm sàng và chuyển bệnh lên khoa nội trú…
– Hỗ trợ điều dưỡng vệ sinh xe tiêm sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng theo đúng vị trí quy định.
Công việc cụ thể của hộ lý tại viện dưỡng lão Nhật Bản
Một ngày tại viện dương lão sẽ có 3 bữa chính và một bữa phụ: bữa sáng khoảng 7h30, bữa trưa khoảng11h30, bữa phụ lúc 14h30 chiều và bữa tối tầm 17h30.
Công việc chính của một hộ lý là đọc thực đơn, bê thức ăn, rót trà cho người già.
Trong bữa ăn, hộ lý phải trông coi, hỗ trợ người già khi cần.
Sau bữa ăn, hộ lý sẽ dọn dẹp và ghi chép vào sổ theo dõi, phát thuốc cho họ. Hộ lý chuẩn bị bàn chải, kem đánh răng để người cao tuổi vệ sinh răng miệng tại chỗ.
Hỗ trợ vệ sinh cá nhân và thay bỉm
Sau các bữa ăn hoặc tùy theo yêu cầu của người già mà hộ lý sẽ phải hỗ trợ vệ sinh cá nhân và thay bỉm, rửa bộ phận kín. Bạn cần phải chú ý tình trạng nước tiểu, phân xem có gì bất thường không, để kịp thời báo cáo.
Tắm cho các cụ
Đây là công việc không thể thiếu của hộ lý. Hàng ngày bạn sẽ phải hỗ trợ và đưa người cao tuổi đi tắm và có điều dưỡng hỗ trợ.
Các công việc cần hỗ trợ người già khi đi tắm áp dụng với từng trường hợp: Đầu tiên, những người còn đi lại được hộ lý sẽ hỗ trợ người già cởi quần áo, tắm sơ qua cho họ rồi để họ ngâm bồn khoảng tầm 5 phút.
Đối với những cụ phải ngồi xe lăn, ngoài việc bạn phải hô trợ cởi quần áo và tắm sơ qua. Hộ lý còn phải đưa họ vào máy tắm hoặc bồn tắm cá nhân.
Với những cụ nằm liệt giường cần phải cho họ lên cáng rồi mới được cởi quần áo, tắm sơ qua và cho vào ngâm bồn.
Sau khi đã ngâm bồn xong, hộ lý sẽ trợ giúp lau khô người và mặc quần áo cho các cụ và bôi thuốc nếu cần.
Sau đó, hộ lý sẽ sấy tóc, chải tóc cho các cụ. Rồi phân loại quần áo và đưa đi giặt, , dọn dẹp vệ sinh nhà tắm và ghi chép tình trạng mỗi cụ
Cho các cụ tập thể dục, trò chuyện
Hàng ngày, trước bữa trưa và bữa tối, người già sẽ có khoảng thời gian tập trung ở nơi sinh hoạt chung để tập thể dục, nói chuyện, giao lưu.
Hộ lý sẽ hỗ trợ, hướng dẫn các cụ tập thể dục hoặc nói chuyện, tâm sự, cắt móng tay…
Cho người già đi ngủ
Công việc cuối cùng trong ngày của hộ lý là cho các cụ đi ngủ. Sau khi hỗ trợ các cụ đi vệ sinh, thay bỉm sau bữa tối, hộ lý sẽ đưa các cụ về phòng và thay quần áo cho các cụ ngủ.
Hy vọng, thông qua bài này, bạn sẽ nắm bắt được công việc hộ lý sẽ phải làm.
Đôi lúc, công việc sẽ không suôn sẻ nhưng bạn sẽ học được nhiều điều khi làm hộ lý tại Nhật.
Mọi điều gì còn chưa rõ mời Quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua Hotline/Zalo: 0778.738.886 (HN) – 0763.387.788 (TP.HCM) để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn tốt nhất từ chuyên gia luật của chúng tôi.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN