Giấy phép ATVSTP cho bếp ăn công nghiệp
Bếp ăn công nghiệp là gì? Việc chế biến thức ăn tại bếp ăn công nghiệp được đặt có phải bắt buộc đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm hay không. Dưới đây, Luatvn.vn giới thiệu đến Quý bạn đọc những thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như quy trình cấp Giấy phép ATVSTP cho bếp ăn. Mời Qúy bạn đọc cùng tìm hiểu.
Quý khách còn chưa hiểu rõ được quy trình cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn công nghiệp hay quy trình cấp giấy phép ATVSTP nói chung. Hãy liên hệ với luatvn.vn số hotline/zalo: 0763387788 để được tư vấn miễn phí.
Mục lục
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật An toàn thực phẩm 2010.
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
2. Giới thiệu chung về bếp ăn công nghiệp:
Bếp ăn công nghiệp là hệ thống bếp có phạm vi hoạt động lớn, dành cho cơ sở cung cấp lượng thức ăn cho nhiều người. Bếp ăn công nghiệp được lắp đặt chủ yếu tại trường học, trường mầm non, công ty, doanh nghiệp, vv. Theo đó, việc chế biến và cung cấp thức ăn cho người dùng phải đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo quy định pháp luật, thì điều kiện như sau:
- Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
- Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
- Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
- Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
- Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
3. Thủ tục xin cấp Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho Bếp ăn công nghiệp:
Cơ quan có thẩm quyền cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Ban Quản lý An toàn thực phẩm Tp.HCM. Địa chỉ: Số 18, Cách Mạng Tháng 8, phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Hồ sơ, thủ tục, quy trình cấp Giấy phép ATVSTP cho bếp ăn công nghiệp như sau:
Bước 1: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Ban Quản lý An toàn thực phẩm.
Bước 2:
+ Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thông báo bằng văn bản và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hủy hồ sơ.
+ Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
+ Cấp Giấy chứng nhận
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, Ban Quản lý An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo quy định.
Bước 3: Cơ sở căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản lý An toàn thực phẩm.
Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị (mẫu 01a)
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật (bản sao)
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu.
+ Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do của chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
+ Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
Kết quả thực hiện: Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc văn bản thông báo kết quả.
Lệ phí:
Phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm: 1.000.000 đồng/01 lần/ cơ sở.
4. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Trên đây là toàn bộ thông tin đề cập tới quy định, quy trình, thủ tục cấp Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cho bếp ăn công nghiệp hay quy trình cấp Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm nói chung theo quy định mới nhất của pháp luật. Quý bạn đang có nhu cầu xin Giấy phép nhanh chóng, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Mọi chi tiết về từng dịch vụ, quý bạn đọc vui lòng tham khảo thông tin dưới đây:
Thông tin liên lạc Luật VN:
Hotline: 076.338.7788.
Giấy phép ATVSTP có thời hạn bao lâu?
Hồ sơ xin cấp Giấy phép ATVSTP
BÀI VIẾT LIÊN QUAN