Bạn đang muốn thành lập công ty cổ phần nhưng bạn đang không biết chi tiết cụ thể về những thông tin liên quan đến thành lập công ty. Vậy thông qua bài viết dưới đây Luat.vn sẽ giúp bạn về lưu ý khi thành lập công ty cổ phần.
Mọi thông tin thắc mắc cần tư vấn giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 076 338 7788.
Mục lục
- 1 1. Về đối tượng không được tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần
- 2 2. Xác định được ngành nghề kinh doanh và vốn điều lệ
- 3 2. Đặt tên cho công ty cổ phần
- 4 3. Về trụ sở chính của công ty cổ phần
- 5 4. Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
- 6 5. Lưu ý về mã ngành, mã nghề trong kinh doanh
1. Về đối tượng không được tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần
Theo như tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp thì những đối tượng sau không được góp cổ phần, lập và quản lý công ty như:
– Các cán bộ công nhân viên chức nhà nước, cán bộ lãnh đạo quản lý những doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện để thực hiện quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp.
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ công nhân viên thuộc các đơn vị cơ quan trực thuộc vào quân đội nhân dân…Chỉ trừ những người được cử làm đại diện quản lý phần góp vốn của nhà nước tại doanh nghiệp đó thì mới có thẩm quyền.
– Chưa đủ tuổi, những người hạn chế năng lực hoặc bị mất năng lực kiểm soát hành vi dân sự.
– Những tổ chức không có tư cách pháp nhân…
2. Xác định được ngành nghề kinh doanh và vốn điều lệ
Lưu ý khi thành lập công ty cổ phần là bạn phải xác định được ngành nghề kinh doanh và vốn điều lệ của công ty cổ phần của mình. Cụ thể:
- Đối với ngành nghề kinh doanh: Việc xác định ngành nghề kinh doanh là một trong những việc không thể bỏ qua bởi ngoài thực hiện đăng ký thủ tục kinh doanh thì một số ngành nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề, đáp ứng được những yêu cầu, điều kiện nhất định theo luật đã quy định như những ngành liên quan đến giáo dục, y tế…..
- Đối với vốn điều lệ: Doanh nghiệp được thực hiện đưa ra mức vốn điều lệ. Tuy nhiên, không nên đưa ra những con số với mức thực tế không có thật, bởi nếu bị phát hiện thì doanh nghiệp đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước luật pháp nhà nước. Đồng thời, các cổ phần cũng cần phải xác định rõ loại tài sản nào được dùng để góp vốn khi thành lập công ty.
2. Đặt tên cho công ty cổ phần
Tên của công ty rất quan trọng trong việc thành lập công ty cổ phần. Bạn hoàn toàn được đặt tên công ty theo mong muốn của mình, tuy nhiên bạn cần phải kiểm tra xem đã có công ty nào đã đăng ký cái tên như vậy trước đó hay chưa. Có một số lưu ý liên quan đến tên công ty cụ thể như:
Với tên công ty cổ phần là tên Tiếng Việt
Phải gồm 2 thành tố theo thứ tự sau:
– Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”
– Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu
Với tên công ty cổ phần là tên tiếng nước ngoài thì cần lưu ý:
Tên công ty cổ phần là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài (Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2014)
3. Về trụ sở chính của công ty cổ phần
Trụ sở của công ty chính là địa chỉ để thực hiện liên lạc với công ty, doanh nghiệp đó trên địa phận lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy địa chỉ cần ghi rõ các thông tin gồm: số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
4. Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
Người đại diện, có trách nhiệm với công ty cổ phần cũng là một trong những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần. Một công ty cổ phần, có thể có một hoặc nhiều người đại diện, có trách nhiệm trước pháp luật.
Theo khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật và điều lệ công ty sẽ phải quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện.
Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần.
Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Luat.vn bạn đã biết được những điều cần phải lưu ý khi thành lập công ty cổ phần.
5. Lưu ý về mã ngành, mã nghề trong kinh doanh
Công ty cổ phần lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp thì công ty cổ phần phải lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn thuộc hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành.
Để được chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì công ty cổ phần trước khi được thành lập phải thực hiện lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trước. Sau đó sẽ thực hiện ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết ngay phía dưới ngành cấp bốn, tuy nhiên phải đảm bảo được rằng ngành, nghề kinh doanh chi tiết đó phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn ở trước đó.
Với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó, Ví dụ như :kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê
Với những ngành, nghề kinh doanh được đăng ký nhưng không thuộc vào hệ thống ngành Kinh tế của nhà nước ta và cũng chưa được quy định tại các văn bản pháp lý khác thì sẽ được cơ quan nhà nước xem xét và ghi nhận vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và điều kiện là ngành này không thuộc vào ngành, nghề bị cấm đầu tư.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Luat.vn bạn đã biết được những điều cần phải lưu ý khi thành lập công ty cổ phần. Mọi thắc mắc và vấn đề cần tư vấn vui lòng liên hệ Hotline: 076 338 7788
BÀI VIẾT LIÊN QUAN