Mô Hình Kinh Doanh Trung Tâm Ngoại Ngữ

Khi bước vào kinh doanh việc xác định định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp ngay từ ban đầu là cần thiết. Để định hướng được bạn cần trải qua quá trình khai thác tìm hiểu và phác họa mô hình kinh doanh trung tâm ngoại ngữ. Vậy bạn là người kinh doanh bạn đã mô phỏng được mô hình nào phù hợp với việc phát triển của trung tâm chưa? Luật Quốc Bảo sẽ giới thiệu đến bạn các loại hình kinh doanh dành cho trung tâm ngoại ngữ, hoặc để biết chi tiết hơn liên hệ Hotline/zalo: 0763.387.788.

Mô hình kinh doanh trung tâm ngoại ngữ.

Cũng giống như tất cả các ngành nghề khác kinh doanh trung tâm ngoại ngữ cũng có nhiều hình thức khác nhau, hoạt động khác nhau. Theo thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT ban hành quy chế và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ quy định:

  • Trung tâm ngoại ngữ, tin học công lập: do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
  • Trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục:  do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.
  • Trung tâm ngoại ngữ, tin học có vốn đầu tư nước ngoài: do cá nhân, tổ chức người nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc góp vốn vào trung tâm ngoại ngữ đảm bảo điều kiện hoạt động của trung tâm trước pháp luật Được phép sử dụng con dấu và tài Khoản riêng.
Loại hình kinh doanh trung tâm ngoại ngữ
                                       Loại hình kinh doanh trung tâm ngoại ngữ

Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của các mô hình hoạt động kinh doanh trung tâm ngoại ngữ

Trung tâm ngoại ngữ là cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân, và nó có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng. Cũng theo thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT quy định thì nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm ngoại ngữ như sau:

  • Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu người học.
  • Liên tục tuyển sinh và quản lý người học theo những phân loại khác nhau.
  • Thực hiện việc cải tiến biên soạn và chọn lựa những tài liệu giảng dạy phù hớp nhất, đáp ứng đủ tất cả các chương trình giảng dạy cho mọi đối tượng học viên.
  • Tổ chức kiểm tra đánh giá định kì đối với các học viên để căn cứ cấp giấy xác nhận hoàn thành các chương trình đào tạo và bồi dưỡng tại trung tâm. Các học viên được cấp chứng chỉ khi trải qua các cuộc thi do trung tâm ngoại ngữ tổ chức và đủ điều kiên quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Tiến hành tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho các giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trung tâm.
  • Chia sẻ một cách công khai các khoản phí cho các học viên được biết đến.
  • Xây dựng các nội quy quy định của trung tâm.Quản lý, tuyển dụng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trung tâm.
  • Quản lý tài chính, tài sản của trung tâm.

Thủ tục thành lập các loại mô hình kinh doanh trung tâm ngoại ngữ

Để thành lập trung tâm ngoại ngữ dù ở mô hình nào đi chăng nữa thì cũng cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Tờ trình xin thành lập trung tâm
  • Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;
  • Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;
  • Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;
  • Cơ sở vật chất của trung tâm;
  • Cơ cấu tổ chức của trung tâm, giám đốc, các phó giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn);
  • Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.
  • Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm theo quy định tại khoản 1 của Điều này, cơ quan quyết định thành lập trung tâm có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các điều kiện theo quy định. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học ra quyết định thành lập.Nếu không đủ điều kiện thành lập trung tâm thì cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm thông báo cho các đối tượng liên quan biết lý do.

Trên đây là những mô hình kinh doanh mà Luật Quốc Bảo đưa ra để bạn tham khảo từ đó chọn lựa cho mình một mô hình kinh doanh trung tâm ngoại ngữ thích hợp nhất để phát triển. Nếu còn vướng mắc và cần chúng tôi giải đáp quý bạn có thể truy cập Luật Quốc Bảo Hotline/ Zalo: 0763.387.788 để được tư vấn miễn phí.

Cơ sở pháp lý để thành lập trung tâm ngoại ngữ năm 2023

  • Nghị định 46/2017/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
  • Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
  • Thông tư 02/2020/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp sư phạm
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học (ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Các bước cần thiết để thành lập trung tâm ngoại ngữ.

Khoản 20 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP và khoản 3 Điều 47 Nghị định 46/2017/NĐ-CP nêu rõ, quy trình thành lập trung tâm ngoại ngữ bao gồm các bước sau:

Bước 1:

Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 2:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thành lập Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học thẩm định, kiểm tra theo quy định.

Bước 3:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học ra quyết định thành lập hoặc ủy quyền thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện; trường hợp cơ sở chưa được quyết định thì gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân, nêu rõ lý do.

Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ năm 2023

Để thành lập một trung tâm ngoại ngữ cần phải có tài liệu chính sau đây:

  • Đơn đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học;
  • Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học bao gồm các nội dung: Tên trung tâm, vị trí trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, nhiệm vụ của Trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, sơ yếu lý lịch của người dự kiến là giám đốc trung tâm;
  • Dự thảo quy định về tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.
Tuy nhiên, trên thực tế, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập trung tâm ngoại ngữ cần chuẩn bị các tài liệu chính sau:

1. Đối với tổ chức là doanh nghiệp thành lập trung tâm ngoại ngữ.

  • Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có ngành nghề dạy ngoại ngữ);
  • Hợp đồng thuê, cho mượn công chứng đối với trụ sở chính của trung tâm (ít nhất 01 năm kể từ thời điểm nộp hồ sơ); Diện tích đảm bảo 1,5m2/1 học sinh). Diện tích 1 phòng học 30m2;
  • Giấy chứng nhận phòng cháy và chữa cháy (tự làm)
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất nơi đặt trụ sở trung tâm;
  • Danh sách giáo viên giảng dạy; Danh sách cán bộ công nhân viên;
  • Ký hợp đồng lao động với Giám đốc Trung tâm, giáo viên và nhân viên khác;
  • Văn bản xác nhận của chính quyền địa phương đồng ý mở trung tâm (Bạn phải trả chi phí xin giấy chấp thuận)

2. Đối với Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ.

  • Văn bản xác nhận thời gian làm việc của cơ sở giáo dục trong lĩnh vực giáo dục ít nhất 03 năm trở lên ở vị trí tư vấn giáo dục hoặc giảng dạy giáo dục;
  • Sơ yếu lý lịch có ảnh 3×4, có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường nơi bạn sinh sống (Lưu ý rằng thời gian làm việc trong sơ yếu lý lịch phải phù hợp với văn bản xác nhận thời gian làm việc);
  • Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc bằng B1 hoặc các chứng chỉ khác
  • Giấy chứng nhận sức khỏe trong thời gian 6 tháng gần nhất;
  • Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân;

3. Đối với giáo viên, nhân viên trung tâm ngoại ngữ.

  • Đối với giáo viên ngoại ngữ, cần tối thiểu 04 giáo viên (25 học sinh/1 giáo viên/1 ca):
  • Bản sao có chứng chực chứng chỉ bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học sư phạm ngoại ngữ (nếu không có chuyên ngành sư phạm thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm);
  • Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân;
  • Nơi làm việc hiện tại;
  • Hồ sơ lao động (Sơ yếu lý lịch, Giấy chứng nhận sức khỏe, đơn xin việc)

4. Đối với các nhân viên khác trong trung tâm ngoại ngữ.

  • Kế toán: Bản sao có chứng thực Văn bằng của bản sao chứng thực chính và chứng thực chứng thực chứng minh thư
  • Tư vấn viên: Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, thương mại, ngoại ngữ…; Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân;
  • Thủ quỹ: Bản sao có chứng thực Văn bằng chuyên ngành có liên quan; Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân
  • Bảo vệ: Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân; Hồ sơ lao động (Sơ yếu lý lịch, Giấy chứng nhận sức khỏe, đơn xin việc)

Lưu ý: Tất cả các giấy tờ chứng thực phải có thời hạn trong vòng 6 tháng tính tới thời điểm nộp hồ sơ.

5. Một số thông tin khác cần chuẩn bị:

  • Danh mục đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu, thiết bị phục vụ dạy học, quy định cụ thể chương trình học nào được sử dụng;
  • Lập danh sách các cơ sở vật chất: như bàn, ghế, bàn, máy tính, máy chiếu phục vụ giảng dạy, thiết bị phòng cháy chữa cháy trên mỗi tầng…. (kèm theo thông tin về giá trị tiền tệ của cơ sở vật chất để tính toán chi phí);
  • Mức lương dự kiến cho giáo viên (cụ thể theo giờ/tháng/buổi);
5/5 - (1 bình chọn)

Contact Me on Zalo

0763 387 788