Sản xuất sữa chua có cần xin giấy phép về vệ sinh an toàn thực phẩm?

Sản xuất sữa chua có cần xin giấy phép về vệ sinh an toàn thực phẩm? Hãy cùng Luật VN tìm hiểu thông tin qua bài viết này. 

Mục lục

Câu hỏi: 

Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Tôi tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm và hiện đang muốn sản xuất mặt hang sữa chua như ở quy mô nhỏ vì không có nhiều vốn.

Vậy tôi phải làm những gì để đăng ký sản xuất kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm? Tôi phải làm gì để được xin hỗ trợ vốn?
Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc. Nếu cần hỗ trợ thêm, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi tại Luật VN số Zalo/Hotline : 076338778 để được tư vấn miễn phí
ve sinh an toan thuc pham

I. Cơ sở pháp lý:

  • Luật Doanh nghiệp năm 2014
  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010
  • Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước năm 2001 về  Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

II. Tư vấn: 

1. Đăng ký sản xuất kinh doanh:

Khoản 1 điều 28 Luật Doanh nghiệp quy định:
“Điều 28: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
  • b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 của Luật này;
  • c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
  • d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.”

Vì vậy, để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần phải đáp ứng tất cả các điều kiện quy định tại khoản 1 điều 28 luật doanh nghiệp.

2. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm quận 5
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm quận 5

Khoản 1 điều 34 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm quy định:

“Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;

b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”

Sau khi gặp tất cả các điều kiện về an toàn thực phẩm, bạn chuẩn bị một tập hợp các tài liệu có liên quan và gửi cho cơ quan có thẩm quyền để có giấy chứng nhận. Hồ sơ bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
  • Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Một giải thích về các cơ sở vật chất, thiết bị và công cụ để đảm bảo an toàn thực phẩm và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
    • Một bản vẽ của kế hoạch thành lập và khu vực xung quanh;
    • Một sơ đồ quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm và mô tả cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ.
  • Chứng chỉ đào tạo về kiến thức an toàn thực phẩm của chủ sở hữu và người trực tiếp xử lý thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận đủ sức khỏe của chủ sở hữu và người trực tiếp xử lý báo cáo phân công thức ăn tiêu cực cho tác nhân gây bệnh ruột của người trực tiếp xử lý, kinh doanh thực phẩm do bộ y tế công bố.

3. Hỗ trợ vốn:

Để được vay vốn bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại điều 7 quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng:

“Điều 7. Điều kiện vay vốn
Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:

a) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam:
– Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;
– Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
– Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
– Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
– Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài
  • Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.

2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

Hiện tại, các ngân hàng triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp, bạn có thể tham gia các chương trình hỗ trợ này.

Nếu có thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi tại Luật VN số Zalo/Hotline : 076338778 để được tư vấn miễn phí
Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788