Thẩm quyền cấp GCN vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh theo quy định hiện hành là như thế nào? Nếu như bạn đang loay hoay và băn khoăn về việc cấp Giấy phép VSATTP, làm sao để cấp, nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền nào? Nhằm giải quyết và tư vấn cho các bạn hiểu rõ, đội ngũ Luatvn.vn chúng tôi sẽ phân tích rõ những quy định pháp luật về vấn đề này thông qua bài viết sau đây. Mời Quý khách cùng tham khảo nhé.
Luatvn.vn chúng tôi với đội ngũ chuyên viên và nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, năng lực và tận tình hỗ trợ Quý khách hàng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy liên hệ ngay đường dây nóng hotline Luatvn.vn 076.338.7788 để được hỗ trợ nhé.
Mục lục
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật an toàn thực phẩm 2010 số 55/2010/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2010.
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm do Chính phủ ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2018.
2. Quy định về thẩm quyền cấp GCN vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh?
Căn cứ Điều 35 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung như sau:
Điều 35. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Do đó, cơ quan có thẩm quyền cấp loại giấy phép này là cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ ban ngành. Tùy vào lĩnh vực quản lý, nhóm thực phẩm được phân quyền quản lý mà cơ quan có thẩm quyền cấp. Nhưng nhìn chung hiện nay, cơ quan có thẩm quyền cấp là: Sở Y tế, Sở Công Thương hoặc Sở Nông nghiệp tỉnh, thành phố cấp giấy phép.
Chẳng hạn Sở Y tế sẽ cấp giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn; còn Sở Công thương sẽ cấp giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Đặc biệt, tại Thành phố Hồ Chí Minh thì ba bộ bao gồm Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương đã thống nhất thiết lập một cơ quan tên là Ban quản lý an toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
Thẩm quyền cấp GCN vệ sinh an toàn thực phẩm hộ kinh doanh?
Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận có khó không? Sau đây là quy trình hướng dẫn cơ bản:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các tài liệu đã được soạn thảo đúng quy định.
Bước 2: Nộp tại cơ quan có thẩm quyền
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ và thẩm định cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
Bước 4: Nhận kết quả đúng thời hạn đã quy định. Khoảng 25 ngày là có kết quả giải quyết.
Giới thiệu dịch vụ pháp lý Luatvn.vn
Dịch vụ pháp lý đến từ Luatvn.vn hỗ trợ Quý khách hàng xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm/Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh.
Tiêu chí của dịch vụ từ chúng tôi Luatvn.vn: Đảm bảo, an toàn, chuyên nghiệp và tận tâm, đúng hẹn.
- Thực hiện tư vấn pháp lý miễn phí, các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh, dịch vụ, ăn uống hay kinh doanh sản xuất thực phẩm khô, thực phẩm đông lạnh, các loại thực phẩm khác, ….
- Thực hiện soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ khi xin cấp Giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tư vấn và hỗ trợ trọn gói với chi phí dịch vụ khá rẻ.
- Hỗ trợ Quý khách hàng trong việc đại diện quý khách làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nhận kết quả từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trả kết quả cho khách hàng đúng hẹn, đúng cam kết.
Trên đây là những thông tin về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định hiện hành, hy vọng đây là thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Nếu có khó khăn, vướng mắc về vấn đề pháp lý an toàn thực phẩm như xin cấp Giấy phép VSATTP hay các vấn đề pháp lý liên quan. Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline/Zalo: 0763.387.788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được tư vấn và giải đáp thắc mắc kịp thời, nhanh chóng, toàn tâm và chuyên nghiệp nhé.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN