Thành lập hộ kinh doanh cá thể

Phi thương bất phú Quý khách hàng ngày đi làm đi chợ, đi chơi ra khỏi nhà là cửa hàng, quán ăn, quán tạp hóa đâu đâu cũng có người bán hàng, vậy họ đang bán hàng như vậy là mở Công ty hay Thành lập hộ kinh doanh cá thể? Quý khách phải căn cứ vào tình hình thực tế và quy mô của loại hình kinh doanh để thành lập Công ty hay Hộ kinh doanh nhé, còn nếu Quý khách bán hàng nhỏ lẻ thì phải Thành lập Hộ kinh doanh cá thể là yêu cầu bắt buộc đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ dạng gia đình. Nếu muốn thành lập HKD, bạn không thể bỏ qua các lưu ý quan trọng sau

Bài viết này cung cấp các thông tin sau:

• Hộ kinh doanh cá thể là gì?

• Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ sau đăng ký của hộ kinh doanh

• Những lưu ý cần được biết để tránh rủi ro trong thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

• Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể

Quý khách chưa hiểu hết về lợi ích của Thành lập Công ty, Hộ kinh doanh thì hãy liên hệ ngay với luatvn.vn để được tư vấn miễn phí Hotline/Zalo: 076 338 7788 

Hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh

Mục lục

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Theo điều 49 NĐ43/2010-NĐ-CP định nghĩa: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”

>>>> Quý khách tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể >>>>

Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh

Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

Những lưu ý phải biết để tránh rủi ro trong thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Đây là những lưu ý quan trọng dựa trên kinh nghiệm đăng ký hộ kinh doanh cho hàng ngàn khách hàng của Luật VN. Muốn đăng ký thành công, bạn phải đọc thật kỹ những lưu ý này:

Thứ nhất, lưu ý về đối tượng được đăng ký

Đối tượng được quyền đăng ký hộ kinh doanh có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình. Cụ thể, một công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự thì có quyền được đứng tên trên giấy phép hộ kinh doanh của mình. Hoặc các thành viên trong 1 gia đình, nhóm bạn… muốn cùng nhau kinh doanh thì cũng có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh và người đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ là người được thay mặt (đại diện) cho những người tham gia.

Một người chỉ đứng tên duy nhất 1 hộ kinh doanh, xét trên phạm vi cả nước. Nếu người này đã có hộ kinh doanh, mặc dù không kinh doanh từ rất lâu rồi nhưng hộ kinh doanh này vẫn chưa được tiến hành giải thể thì người này vẫn không thể đứng tên trên hộ kinh doanh mới này (muốn đăng ký HKD mới phải giải thể HKD cũ)

Thứ hai, lưu ý về các đặt tên hộ kinh doanh

Cũng giống như thành lập doanh nghiệp, bắt buộc hộ kinh doanh cũng phải có tên riêng – tên này phải đảm bảo 2 thành tố đó là: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”. Ngoài ra cũng cần lưu ý tên này không bao gồm những cụm từ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp như không được thêm vào các thành tố “công ty”, “doanh nghiệp”; tên riêng của hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của những hộ kinh doanh khác trong phạm vi Quận (huyện); không được sử dụng tên tiếng anh để đặt tên cho hộ kinh doanh, nếu muốn sử dụng tên tiếng anh phải đảm bảo giữa những kí tự phải có dấu chấm đi kèm. Ví dụ: Hộ kinh doanh T.H.E C.O.F.F.E.E .

Thực tế, trước đây có rất nhiều cửa hàng buôn bán tự phát, không thông qua việc đăng ký hộ kinh doanh, ví dụ trước đây họ buôn bán với tên cửa hàng là ABC thì bây giờ khi đăng ký hộ kinh doanh họ vẫn lấy tên ABC thì về vấn đề tên này là không chắc chắn sẽ được chấp nhận vì nếu đã có người thành lập hộ kinh doanh trước với tên ABC thì cửa hàng này sẽ không thể lấy tên ABC được. Do đó, để biết chắc chắn tên hộ kinh doanh của mình có được chấp thuận không thì khi nộp hồ sơ lên UBND quân/huyện sẽ biết rõ.

Thứ ba, lưu ý về địa điểm đăng ký kinh doanh

Một hộ kinh doanh cá thể chỉ được đặt tại một địa điểm duy nhất trên phạm vi toàn quốc và không được thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện như công ty. Trường hợp địa chỉ này là nhà thuê hoặc mượn thì cần phải xác minh rõ tại địa chỉ này từ trước đến nay đã có ai thành lập hộ kinh doanh ở đây chưa?

Nếu có thì họ đã giải thể hộ kinh doanh này chưa? Để xác minh được điều này thì cần yêu cầu chủ nhà lên UBND quận/huyện để hỏi rõ về vấn đề có tồn tại hộ kinh doanh này ở đây không? Trường hợp có hộ kinh doanh mà chưa giải thể thì chủ nhà có thể lên UBND quận yêu cầu giải thể hộ kinh doanh này với lý do chủ hộ kinh doanh đã bỏ đi và không còn hoạt động ở đây nữa.

Địa chỉ đăng ký HKD tuyệt đối không được là chung cư.

Địa chỉ đang nằm trong khu quy hoạch của nhà nước thì không được thành lập hộ kinh doanh.

Đối với một số ngành đặt biệt sẽ có các yêu cầu thêm sau:

Ngành spa (cắt tóc, gội đầu, massage mặt, làm móng, trang điểm): yêu cầu phải có chỗ giữ xe.

Ngành bán buôn thức ăn đồ uống: yêu cầu phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (mặc dù đã được cấp giấy phép kinh doanh) mới hoạt động được.

Ngành dạy yoga: yêu cầu phải có chứng chỉ bằng cấp có liên quan.

Phòng khám bác sĩ gia đình: Yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình…

Trường hợp đặc biệt hơn là khi thành lập hộ kinh doanh trong chợ, chợ này ở khu vực quận/huyện này có thể thành lập được nhưng ở khu vực quận/huyện kia thì không đăng ký được. Hay mặt hàng này đăng ký ở sạp này được nhưng ở sạp khác không được. Những điều này tùy thuộc vào đặc trưng cũng như cách bố trí của từng khu chợ.

>>> Quý khách tham khảo thêm: Thành lập công ty uy tín >>>>

Thứ tư, những lưu ý về vốn điều lệ kinh đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Hiện nay luật không quy định số vốn tối thiểu hay tối đa đối với hộ kinh doanh. Do vậy, đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc vào khả năng của mỗi người và tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề mà người đăng ký muốn hướng đến. Tuy nhiên cần phải lưu ý thêm là việc chịu trách nhiệm về rủi ro của hộ kinh doanh là chịu trách nhiệm vô hạn (chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản có được). Nên khi quyết định đăng ký hộ kinh doanh thì cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này. Nếu việc kinh doanh không thuận lợi, bạn phải chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mình có chứ không chỉ là chịu trách nhiệm trên số vốn bạn đăng ký.

Ngoài ra, hộ kinh doanh cũng nên đăng ký vốn thấp, không nên đăng ký vốn cao vì cơ quan thuế sẽ dựa vào các 3 điều kiện sau để áp mức thuế khoán hằng tháng cho hộ kinh doanh:

• Vốn cao hay thấp

• Địa điểm kinh doanh này thuộc khu sầm uất, có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm

• Mặt hàng của hộ kinh doanh này thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không?

Thứ năm, lưu ý về số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh

Số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh cá thể được phép sử dụng là từ 9 lao động. Nếu có từ 10 lao động thì hộ kinh doanh phải tiến hành thành lập doanh nghiệp để tránh bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm.

Thứ sáu, lưu ý về ngành nghề đăng ký kinh doanh

Về ngành nghề được đăng ký thì hộ kinh doanh muốn kinh doanh ngành nào thì thể hiện trên tờ khai đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ hướng dẫn cách thể hiện sao cho hợp lý nhất có thể.

Thứ bảy: lưu ý về giấy tờ cần có để đăng ký hộ kinh doanh:

Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh phải được ký trực tiếp, không thông qua trung gian.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản photo (nếu có)) 2 CMND sao y công chứng không quá 3 tháng của chủ hộ và các thành viên (nếu có)

Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (sao y công chứng)

Hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh

Trình tự, thủ tục và hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể

1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn đăng ký kinh doanh;

d) Họ, tên, số và ngày cấp giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 56 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

3. Nếu sau năm ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật cấp tỉnh.

Kết luận

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể khi nói khái quát thì có thể dễ hơn rất nhiều so với thành lập doanh nghiệp vì nó ít gò bó ở 1 khuôn khổ nhất định. Nhưng khi tiến hành quy trình gặp nhiều cản trở hơn nhiều, bởi việc có khuôn khổ thì dễ đi vào quy định hơn, còn không có khuôn khổ thì tùy thuộc vào cơ quan đăng ký và chuyên viên xử lý hồ sơ.

Điển hình như trong quá trình thành lập hộ kinh doanh, thực tế 1 số vấn đề mà tùy vào cán bộ xử lý hồ sơ sẽ có cách giải quyết khác nhau, như trong nghị định không hề quy định cấm đặt tên hộ kinh doanh bằng tiếng anh, nhưng đến uỷ ban nhân dân nào cũng vậy, tên tiếng anh sẽ không được chấp nhận.

Và không phải uỷ ban nhân dân nào cũng hướng dẫn cách sửa lại tên bằng cách thêm dấu chấm vào giữa các kí tự. Ví dụ: HỘ KINH DOANH SAMPA không được nhưng S.A.M.P.A thì được.

Nếu bạn không thể hoặc không có thời gian thực hiện các thủ tục kể trên, hãy tham khảo dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể của Luatvn.vn  với mức phí chỉ 900.000đ Hotline/Zalo: 076 338 7788

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788