NỘI DUNG CHÍNH
- Phải có giấy chứng nhận sức khỏe và Giấy xác nhận đã tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Nộp hồ sơ xin cấp phép vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thẩm định cơ sở sản xuất và dịch vụ ăn uống và thông báo kết quả.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiện nay các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống từ loại hình hộ kinh doanh đến công ty đều phải xin giấy phép vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước đây thuộc thẩm quyền của cấp Quận, Huyện cấp phép. Hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh Giấy phép vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc thẩm quyền của Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cấp phép.
Để hiểu rõ hơn về quy trình cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm Quý khách hàng tham khảo bài viết sau nhé.
Để được cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cần thực hiện qua các bước sau:
1. Phải có giấy chứng nhận sức khỏe và Giấy xác nhận đã tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm
Giấy chứng nhận sức khỏe này được cấp bởi Bệnh viện cấp Quận/Huyện trở lên.
Giấy xác nhận đã tập huấn này Quý khách hàng cần phải tham dự một kỳ thi, thời gian thi 60 phút, bài thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm, nếu kết quả đạt 80% thì sau 3 ngày kể từ ngày thi sẽ được Cấp Giấy xác nhận đã tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:
Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.
Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh có mã ngành liên quan đến lĩnh vực kinh doanh sản xuất thực phẩm hoặc dịch vụ ăn uống.
Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.
3.Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả.
Trong thời gian 5 đến 7 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thành lập Đoàn thẩm định xuống kiểm tra khảo sát tại cơ sở. Nếu cơ sở vật chất và hồ sơ pháp lý của cơ sở cung cấp đầy đủ theo đúng quy định thì sẽ được lập biên bản ghi đạt hoặc chờ hoàn thiện. Sau khi hoàn thiện thì Cơ quan có thẩm quyền mới cấp phép. Quy trình thực hiện thủ tục này là 25 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền.
Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
4.Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm có thời hạn 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Trong quá trình hoạt động nếu cơ sở vi phạm tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm thì cơ sở đó sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo quy định. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.
Công việc của luatvn.vn:
- Đăng ký lịch thi tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đại diện Quý khách hàng nộp hồ sơ và nhận hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
- Hướng dẫn Quý khách hàng sắp xếp lại cơ sở đúng theo quy định 1 chiều của khu vực bếp, khu vực sản xuất.
- Đại diện tiếp Đoàn thẩm định nếu Quý khách hàng yêu cầu.
Chúng tôi vui mừng chào đón Quý khách đến văn phòng của chúng tôi tại:
Số 18 Hoàng Kế Viêm, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM
Email: luatvn@luatvn.vn
Zalo: 077.873.8886
Hotline: 076.338.7788
BÀI VIẾT LIÊN QUAN