NỘI DUNG CHÍNH
- Căn cứ pháp lí
- Điều kiện đầu tư
Mục lục
Điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa.
- Thẩm quyền, hồ sơ thủ tục cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa
- Thu hồi và đình chỉ giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Trong xu thế toàn cầu hiện nay, ngày càng có nhiều thiên tai, gây ra nhiều thiệt hại cho con người và môi trường. Theo các nhà khoa học, tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp và ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Trong 2 năm qua, nhiều bằng chứng cho thấy hành tinh này đang tiến gần đến “điểm giới hạn” trong hệ thống trái đất. Dẫn đến tỷ lệ trầm cảm, tự tử và bệnh tật ngày càng gia tăng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi đây là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe toàn cầu trong thế kỷ 21.
Trước tình thế chung đó, người dân Việt Nam với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, tình trạng quá tải trong bệnh viện khiến người dân ngại phải chờ đợi thăm khám. Chỉ riêng khâu mua được phiếu khám bệnh đã khiến bệnh nhân này “vã mồ hôi”. Xếp hàng từ 7 giờ sáng, đến hơn 8 giờ bệnh nhân này vẫn chưa mua nổi phiếu khám. Hai hàng người đứng chờ trước mặt anh vẫn kéo dài. các phòng khám đa khoa tư nhân được thành lập ngày càng nhiều. Điệp khúc “ Chờ đợi là chính” khiến người dân tìm đến nhiều hơn ở Phòng khám tư nhân. Không chỉ vậy, người Việt Nam lại có xu hướng lựa chọn khám chữa bệnh tại các phòng khám đa khoa do người nước ngoài khám, chữa bệnh. Đây là một tâm lý chung của người dân. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập phòng khám đa khoa ngày càng nhiều hơn tại Việt Nam. Để có thể thành lập phòng khám đa khoa tại Việt Nam thì các nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành.
- Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ của WTO (WTO), Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS), Hiệp định thương mại tự do (FTAs).
Điều kiện đầu tư:
Không hạn chế, ngoại trừ mức vốn đầu tư tối thiểu là 2 triệu USD.
Pháp luật Việt Nam Không quy định Điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên các nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện như đối với nhà đầu tư trong nước. Cụ thể như sau:
Để thành lập phòng khám đa khoa và được phép hoạt động cần 2 điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho phép thành lập phòng khám đa khoa do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố cấp.
- Có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do Sở Y tế tỉnh, thành phố cấp.
Để được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngoài các yêu cầu chung theo pháp luật về doanh nghiệp, luật đầu tư, phòng khám cần có người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký và thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 24 của Thông tư số 41/2011/TT-BYT, mỗi khoa phải có một bác sĩ chuyên về khoa đó.
Ngoài ra để được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh Phòng khám phải đáp ứng đủ các điều kiện về quy mô, cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 41/2011/TT-BYT.
Điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa cụ thể như sau:
Quy mô phòng khám đa khoa:
Phòng khám đa khoa phải đáp ứng ít nhất các điều kiện sau:
- Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi;
- Phòng cấp cứu;
- Buồng tiểu phẫu;
- Phòng lưu người bệnh;
- Cận lâm sàng: Có hai bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh;
Cơ sở vật chất:
- Có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu. Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu ít nhất về diện tích như sau:
- Phòng cấp cứu có diện tích ít nhất 12m2;
- Phòng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 15m2; có ít nhất từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích mỗi giường ít nhất là 05m2;
- Các phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu có diện tích ít nhất 10m2.
- Riêng đối với phòng khám đa khoa khu vực của Nhà nước phải bảo đảm tiêu chuẩn thiết kế quy định tại Quyết định số 1327/2002/QĐ – BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
Thiết bị y tế:
Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đa khoa đăng ký.
Tổ chức nhân sự:
Số lượng bác sỹ làm việc toàn thời gian (cơ hữu) phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ của phòng khám đa khoa;
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau:
Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký;
Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải được thể hiện bằng văn bản;
Là người làm việc toàn thời gian tại phòng khám đa khoa;
Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám đa khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
Thẩm quyền, hồ sơ thủ tục cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa
Thẩm quyền
Giám đốc Sở y tế có thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa.
Hồ sơ thủ tục cấp phép gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BYT;
- Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BYT;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BYT;
- Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư số 41/2011/TT-BYT;
- Điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện Nhà nước thực hiện theo quy định tại Quyết định số 5571/Q Đ – BYT ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu Điều lệ tổ chức và hoạt động của bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; đối với bệnh viện tư nhân thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này và phương án hoạt động ban đầu đối với bệnh viện;
- Bản sao có chứng thực hợp đồng với công ty dịch vụ hàng không để vận chuyển người bệnh đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài;
- Bản sao có chứng thực hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện không có phương tiện vận chuyển cấp cứu;
- Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Giám đốc Sở Y tế cấp lại giấy phép hoạt động; nếu không cấp lại giấy phép hoạt động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thu hồi và đình chỉ giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Giấy phép hoạt động bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:
- Giấy phép hoạt động được cấp không đúng thẩm quyền;
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 43 của Luật này;
- Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không hoạt động.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạm dừng hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc chấm dứt hoạt động.
- Khi phát hiện một trong các trường hợp trên Giám đốc Sở Y tế ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động theo quy định tại Điều 45 của Luật khám chữa bệnh.
- Trong trường hợp phát hiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sai sót chuyên môn hoặc không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 43 Luật khám chữa bệnh thì tùy theo tính chất, mức độ sai sót Giám đốc Sở Y tế đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Công việc của luatvn.vn:
- Tư vấn các quy định của pháp luật về hoạt động khám chữa bệnh của phòng khám đa khoa;
- Tư vấn về trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động khám chữa bệnh của phòng khám đa khoa;
- Khảo sát, đánh giá điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự của Quý khách;
- Tư vấn, hướng dẫn Quý khách chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu cần thiết để thực hiện thủ tục đăng ký cấp phép hoạt động khám chữa bệnh của phòng khám đa khoa;
- Kiểm tra tính phù hợp, hợp lệ của những hồ sơ, tài liệu do Quý khách cung cấp;
- Soạn thảo hồ sơ cấp phép hoạt động của phòng khám đa khoa theo đúng quy định của pháp luật;
- Đại diện Quý khách thực hiện các thủ tục tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Cùng Quý khách tiếp đoàn thẩm định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Theo dõi hồ sơ, giải trình các vấn đề có liên quan theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
- Nhận Giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa và bàn giao toàn bộ hồ sơ cho Quý khách.
Nếu có vấn đề nào còn thắc mắc hoặc cần tư vấn rõ hơn mời Qúy khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi tại văn phòng.
Số 18 Hoàng Kế Viêm, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM
Email: luatvn@luatvn.vn
Điện thoại: 077.873.8886
Hotline: 076.338.7788
BÀI VIẾT LIÊN QUAN