Quy trình kiểm nghiệm mẫu nước

Quy trình kiểm nghiệm mẫu nước? Điều kiện cấp Giấy phép ATVSTP?

Nước là một trong những nguồn để con người chúng ta sinh hoạt hằng ngày, sử dụng để chế biến sản phẩm, uống, …. Theo đó, nguồn nước phải đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn “nước sạch” thì mới đảm bảo được chất lượng và đảm bảo cho sức khỏe con người. Việc xác định chất lượng sản phẩm được thể hiện qua quá trình kiểm nghiệm mẫu nước. Dưới đây, Luatvn.vn giới thiệu đến Quý bạn đọc thông tin về kiểm nghiệm mẫu nước cũng như quy trình thực hiện công việc này.

Quý khách còn chưa nắm được quy định, quy trình kiểm nghiệm mẫu nước theo đúng quy định pháp luật. Hãy liên hệ với luatvn.vn số hotline/zalo: 0763387788 để được tư vấn miễn phí.

Kiểm nghiệm mẫu nước
Kiểm nghiệm mẫu nước

1. Cơ sở pháp lý:

  • Luật an toàn thực phẩm 2010.
  • Nghị định 58/2018/NĐ-CP.
  • Thông tư 25/2018/TT-BYT.
  • Thông tư số 41/2018/TT-BYT.

2. Kiểm nghiệm mẫu nước là gì? Mục đích kiểm nghiệm?

Cũng như kiểm nghiệm thực phẩm nói chung, kiểm nghiệm mẫu nước là quy thực hiện hoạt động thử nghiệm từ đó đưa ra những đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với từng loại nước (nước sinh hoạt, nước máy, nước dùng để chế biến thức ăn, nước đóng chai, …)

Mục đích của việc kiểm nghiệm mẫu nước là để đánh giá mẫu nước đó được sử dụng cho một hoạt động cụ thể có đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn như quy định hay không. Từ đó, đưa ra kết luận loại nước đảm bảo chất lượng, đồng thời kiểm nghiệm mẫu nước cũng là một trong những hoạt động nhằm cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy phép An toàn thực phẩm) cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Kiểm nghiệm mẫu nước
Kiểm nghiệm mẫu nước

Dịch vụ của luatvn.vn

thành lập công ty/doanh nghiệp,

thành lập trung tâm ngoại ngữ,

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà hàng, quán ăn, cơ sở sản xuất

thành lập trung tâm tư vấn du học,

Xuất khẩu lao động Nhật Bản chi phí chỉ 30tr đến 130tr

thành lập nhóm trẻ, trường mầm non

3. Quy chuẩn kĩ thuật mẫu nước dùng cho chế biến thực phẩm:

Căn cứ Thông tư số 41/2018/TT-BYT xác định quy chuẩn kĩ thuật hiện nay dành cho nước ăn uống là: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT.

Theo đó, quy định về kĩ thuật của nước được xác định qua thông số như sau:

QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

Điều 4. Danh mục các thông số chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép

TTTên thông sốĐơn vị tínhNgưỡng giới hạn cho phép
Các thông số nhóm A
 Thông số vi sinh vật  
1.ColiformCFU/100 mL<3
2.E.Coli hoặc Conform chịu nhiệtCFU/100 mL<1
 Thông số cảm quan và vô cơ
3.Arsenic (As)(*)mg/L0.01
4.Clo dư tự do(**)mg/LTrong khoảng 0,2 – 1,0
5.Độ đụcNTU2
6.Màu sắcTCU15
7.Mùi, vịKhông có mùi, vị lạ
8.pHTrong khoảng 6,0-8,5
Các thông số nhóm B
 Thông số vi sinh vật
9.Tụ cầu vàng

(Staphylococcus aureus)

CFU/ 100mL< 1
10.Trực khuẩn mủ xanh

(Ps. Aeruginosa)

CFU/ 100mL< 1
 Thông số vô cơ
11.Amoni (NH3 và NH4tính theo N)mg/L0,3
12.Antimon (Sb)mg/L0,02
13.Bari (Bs)mg/L0,7
14Bor tính chung cho cả Borat và axit Boric (B)mg/L0,3
15.Cadmi (Cd)mg/L0,003
16.Chì (Plumbum) (Pb)mg/L0,01
17.Chì số pecmanganatmg/L2
18.Chloride (Cl)(***)mg/L250 (hoặc 300)
19.Chromi (Cr)mg/L0,05
20.Đồng (Cuprum) (Cu)mg/L1
21.Độ cứng, tính theo CaCO3mg/L300
22.Fluor (F)mg/L1,5
23.Kẽm (Zincum) (Zn)mg/L2
24.Mangan (Mn)mg/L0,1
25.Natri (Na)mg/L200
26.Nhôm (Aluminium) (Al)mg/L0.2
27.Nickel (Ni)mg/L0,07
28.Nitrat (NO3 tính theo N)mg/L2
29.Nitrit (NO2 tính theo N)mg/L0,05
30.Sắt (Ferrum) (Fe)mg/L0,3
31.Seleni (Se)mg/L0,01
32.Sunphatmg/L250
33.Sunfuamg/L0,05
34.Thủy ngân (Hydrargyrum) (Hg)mg/L0,001
35.Tổng chất rắn hòa tan (TDS)mg/L1000
36.Xyanua (CN)mg/L0,05
 Thông số hữu cơ  
 a. Nhóm Alkan clo hóa  
37.1,1,1 -Tricloroetanµg/L2000
38.1,2 – Dicloroetanµg/L30
39.1,2 – Dicloroetenµg/L50
40.Cacbontetracloruaµg/L2
41.Diclorometanµg/L20
42.Tetracloroetenµg/L40
43.Tricloroetenµg/L20
44.Vinyl cloruaµg/L0,3
 b. Hydrocacbua thơm  
45.Benzenµg/L10
46.Etylbenzenµg/L300
47.Phenol và dẫn xuất của Phenolµg/L1
48.Styrenµg/L20
49.Toluenµg/L                     700
50.Xylenµg/L500
 c. Nhóm Benzen Clo hóa  
51.1,2 – Diclorobenzenµg/L1000
52.Monoclorobenzenµg/L300
53Triclorobenzenµg/L20
 d. Nhóm chất hữu cơ phức tạp  
54.Acrylamideµg/L0,5
55.Epiclohydrinµg/L0,4
56.Hexacloro butadienµg/L0,6
 Thông số hóa chất bảo vệ thực vật  
57.1,2 – Dibromo – 3 Cloropropanµg/L1
58.1,2 – Dicloropropanµg/L40
59.1,3 – Dichloropropenµg/L20
60.2,4-Dµg/L30
61.2,4 – DBµg/L90
62Alachlorµg/L20
63.Aldicarbµg/L10
64.Atrazine và các dẫn xuất chloro-s- triazineµg/L100
65.Carbofuranµg/L5
66.Chlorpyrifosµg/L30
67.Clodaneµg/L0,2
68.Clorotoluronµg/L30
69.Cyanazineµg/L0,6
70.DDT và các dẫn xuấtµg/L1
71.Dichlopropµg/L100
72.Fenopropµg/L9
73.Hydroxyatrazineµg/L200
74.Isoproturonµg/L9
75.MCPAµg/L2
76.Mecopropµg/L10
77.Methoxychlorµg/L20
78.Molinateµg/L
79.Pendimetalinµg/L20
80.Permethrin Mg/tµg/L20
81.Propanil Uq/Lµg/L20
82.Simazineµg/L2
83.Trifuralinµg/L20
 Thông số hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ
84.2,4,6 – Triclorophenolµg/L200
85.Bromatµg/L10
86.Bromodichloromethaneµg/L60
87.Bromoformµg/L100
88.Chloroformµg/L300
89.Dibromoacetonitrileµg/L70
90.Dibromochloromethaneµg/L100
91.Dichloroacetonitrlleµg/L20
92.Dichloroacetic acidµg/L50
93.Formaldehydeµg/L900
94.Monochloramineµg/L3,0
95.Monochloroacetic acidµg/L20
96.Trichloroacetic acidµg/L200
97.Trichloroaxetonitrilµg/L1
Thông số nhiễm xạ
98.Tổng hoạt độ phóng xạ αBg/L0,1
99.Tổng hoạt độ phóng xạ βBg/L1,0

Chú thích:

– Dấu (*) chỉ áp dụng cho đơn vị cấp nước khai thác nước ngầm.

– Dấu (**) chỉ áp dụng cho các đơn vị cấp nước sử dụng Clo làm phương pháp khử trùng.

– Dấu (**) chỉ áp dụng cho vùng ven biển và hải đảo.

– Dấu (***) là không có đơn vị tính.

– Hai chất Nitrit và Nitrat đều có khả năng tạo methemoglobin. Do vậy, trong trường hợp hai chất này đồng thời có mặt trong nước sinh hoạt thì tổng tỷ lệ nồng độ (C) của mỗi chất so với giới hạn tối đa (GHTĐ) của chúng không được lớn hơn 1 và được tính theo công thức sau

Cnitrat/GHTĐnitrat + Cnitrit/GHTĐnitrit ≤ 1

4. Quy trình kiểm nghiệm mẫu nước:

Quy trình kiếm nghiệm mẫu nước chung nhất:

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ chứa mẫu nước sạch, bằng nhựa hoặc thủy tinh.

Bước 2: Lấy mẫu để xét nghiệm theo quy trình hóa lý, vi sinh, nitrit:

Sử dụng thiết bị để tiệt trùng dụng cụ lấy mẫu nước trước khi lấy mẫu.

Khử trùng bên trong và ngoài, tất cả các vật dụng liên quan.

Bảo quản ở nhiệt độ phù hợp khi đưa đến phòng xét nghiệm.

Bước 3: Bảo quản mẫu:

Mẫu phải được chuyển ngay đến phòng thí nghiệm để tránh tình trạng làm sai lệch kết quả.

Bước 4: Xử lý, nhận kết quả

Trên đây là toàn bộ thông tin đề cập tới quy định, quy trình kiểm nghiệm mẫu nước theo quy định mới nhất của pháp luật. Quý bạn đang có nhu cầu kiểm nghiệm nguồn nước hay Xin cấp Giấy phép ATVSTP cho cơ sở của mình nhanh chóng, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Mọi chi tiết về từng dịch vụ, quý bạn đọc vui lòng tham khảo thông tin dưới đây:

Thông tin liên lạc Luật VN:

Hotline: 076.338.7788.

Giấy phép ATVSTP có thời hạn bao lâu?

Hồ sơ xin cấp Giấy phép ATVSTP

Đánh giá bài viết

Contact Me on Zalo

0763 387 788