Theo cơ chế hiện nay, Việt Nam đang khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn và thị trường Việt Nam để đẩy mạnh kinh tế. Vậy quy trình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và thủ tục đăng ký đầu tư tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0763.387.788 – Email: luatvn.vn02@gmail.com để được luật sư tư vấn
Quy trình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Bước 1: Đăng ký giới thiệu địa điểm đầu tư
Để được giới thiệu địa điểm đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, cơ sở xem xét các yếu tố liên quan đến ngành nghề, diện tích, môi trường, nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký giới thiệu địa điểm đầu tư. Khi đó, cơ quan nhận hồ sơ và có thẩm quyền giải quyết, trả kết quả là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thời gian giải quyết không quá 15 ngày làm việc, không kể thời gian điều chỉnh, bổ sung hồ sơ.
Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp
Khi đã có địa điểm đầu tư phù hợp, nhà đầu tư trong nước tiến hành làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và giao trả kết quả là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thời gian giải quyết thường không quá 07 ngày làm việc.
Bước 3: Thỏa thuận địa điểm đầu tư
Đối với các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì không có bước thỏa thuận địa điểm đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Bước 4: Đăng ký đầu tư
Đối với địa điểm đầu tư là khu công nghiệp Khu kinh tế, Khu công nghệ cao thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết là UBND cấp tỉnh, thời gian không quá 15 ngày làm việc. Trường hợp đầu tư trong các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao thì thẩm quyền giải quyết thuộc về ban quản lý, thời gian không quá 03 ngày làm việc.
Liên hệ Hotline: 0763.387.788 – Email: luatvn.vn02@gmail.com để được tư vấn cụ thể các bước trong quy trình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Khi được thỏa thuận địa điểm đầu tư, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
Bước 6: Thủ tục về quyền sử dụng đất
Bước 7: Thủ tục về môi trường
Bước 8: Thủ tục về xây dựng
Thủ tục đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Theo Luật đầu tư năm 2014, các nhà đầu tư muốn thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam phải xem dự án đầu tư có phải xin quyết định chủ trương của Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân Tỉnh không. Nếu có thì phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tiếp sau đó mới tiến hành làm thủ tục đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Lúc này, các nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện:
- Không đầu tư vào các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
- Đầu tư ngành nghề kinh doanh có điều kiện đáp ứng các điều kiện của Luật đầu tư và các luật khác có liên quan của Việt Nam và của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
- Đáp ứng các điều kiện kinh doanh, xin giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp,….
Tiếp đó là chuẩn bị hồ sơ đăng ký đầu tư nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong hồ sơ gồm có:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
- Bản sao chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu (nhà đầu tư cá nhân) hoặc bản sao giấy chứng nhận thành lập công ty (nhà đầu tư là tổ chức)
- Đề xuất dự án đầu tư
- Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ/ tổ chức tài chính hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác nhận quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án đầu tư
- Giải trình sử dụng công nghệ (nếu có)
Sở KH&ĐT tiếp nhận hồ sơ, trả giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho nhà đầu tư nước ngoài. Tiếp đến, phòng chuyên môn sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ cùng các điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng tư đầu tư rồi trình lãnh đạo Sở phê duyệt. Nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do để nhà đầu tư bổ sung, sửa đổi. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.
Bước tiếp theo trong quy trình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là làm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gửi tới Cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sau 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc gửi văn bản thông báo từ chối bằng trong đó có nêu rõ lý do từ chối. Tiếp đó, là thực hiện việc khắc dấu pháp nhân công ty và thông báo mẫu con dấu trước khi đưa con dấu vào sử dụng.
Sau bài viết chia sẻ về quy trình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và thủ tục đăng ký đầu tư ở trên đây, quý khách có vướng mắc, chưa hiểu hãy liên hệ tới Hotline: 0763.387.788 – Email: luatvn.vn02@gmail.com để được luật sư tư vấn trực tiếp.
>> Xem thêm:
Thủ tục xin visa cho nhà đầu tư nước ngoài chi tiết từ A đến Z
Thủ tục góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài
BÀI VIẾT LIÊN QUAN